Trong chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Nguồn rau sạch cho bữa cơm gia đình”, GS.TS Trần Khắc Thi – Chuyên gia rau quả – Viện Rau Quả Hà Nội) cho hay, chỉ cần 1 trong 4 yếu tố sau bị tồn dư vượt ngưỡng quá mức cho phép thì rau được coi là không an toàn.
– Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng nhiều, không đúng, không tuân thủ thời gian cách ly giữa lần phun cuối cùng và thời gian thu hoạch.
– Sử dụng quá nhiều phân vô cơ, đặc biệt là phân đạm làm dư lượng nitrat tích lũy trong rau nhiều. Nitrat vượt ngưỡng cho phép sẽ biến các oxyhemoglobin (chất vận chuyển oxy trong máu ) thành methaemoglobin ở mức độ cao làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng tới các hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển các khối u. Trong cơ thể người nitrat ở mức độ cao sẽ gây phản ứng với các amin tạo thành chất nitrosamin là chất gây ung thư.
– Sử dụng nước tưới không sạch. Đặc biệt là nước thải công nghiệp hay nước thải sinh hoạt thành phố chứa nhiều kim loại nặng như thủy ngân, chì… sẽ tích lũy trong rau. Những chất này gây độc hại cho người sử dụng.
– Các vi sinh vật như khuẩn ecoli, … bám dính trên rau do quá trình canh tác cũng gây nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Riêng về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vấn đề đáng lo ngại nhất của người dân, ông Nguyễn Văn Thuận – Trưởng phòng Quản lý chất lượng Nông Lâm sản – Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản – Bộ NN&PTNT cho hay: “Thực chất, trong sản xuất rau, người sản xuất thường sử dụng thuốc trừ sâu và nấm. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không bị xem là độc hại nếu nằm trong danh mục và tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, khi đó sản phẩm vẫn đảm bảo an toàn”.
Còn theo GS Trần Khắc Thi, cũng như các loại cây trồng khác, cây rau muốn sinh trưởng, phát triển cần các yếu tố môi trường như đất, nước, ánh sáng mặt trời và yếu tố canh tác bao gồm phân bón, phòng trừ sâu bệnh chăm sóc… Do cây rau chứa hàm lượng nước cao trên (90%) nên những hóa chất có trong đất, nước tưới và con người đưa vào cây đều được hấp thụ.
Việc bón phân và phun thuốc sâu quá liều, sát ngày thu hoạch sẽ tăng lượng tích lũy các độc tố trong rau, nhất là các loại vừa chăm sóc, vừa thu hoạch như dưa chuột, cà chua, đậu leo, mướp…
Các chuyên gia thừa nhận việc phân biệt rau an toàn hoặc không bằng mắt thường là không thể. Chúng ta chỉ có thể xác định qua môi trường, quy trình canh tác được kiểm định và xác định sản phẩm qua phân tích mẫu.
“Quá trình đào thải tồn dư thuốc phụ thuộc theo thời gian, nó được giảm thiểu qua quá trình sát trùng như ngâm nước, sục. Vì vậy, người tiêu dùng nên rửa sạch rau củ quả trước khi chế biết và chọn những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mua tại các cửa hàng có uy tín, logo có in các tiêu chuẩn sản xuất. Người tiêu dùng không nên phân biệt sản phẩm bằng cảm quan”, ông Thuận khuyến nghị.
Hà Quyên
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…