Rau muống tuy là vị thuốc được Đông y đánh giá cao nhưng trong một số trường hợp lại cần thận trọng khi ăn rau muống.
Rau muống là loại thực phẩm gắn liền với cuộc sống của mỗi gia đình người Việt. Rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica Forsk, thuộc họ khoai lang, có tài liệu gọi là họ bìm bìm.
Rau muống thân rỗng, dày, có nhiều đốt, mặt ngoài nhẵn. Lá màu lục, hình đầu mũi tên. Hoa màu trắng hay hồng tím, ống hoa màu tím nhạt, hình cái phễu. Quả hình cầu. hạt có lông, màu hung.
>> Thực phẩm nghiêm cấm bạn kết hợp cùng với dưa chuột
>> Tác dụng phụ kinh hoàng của thần dược corticoid
Theo nghiên cứu, trong rau muống có 92% là nước, 3,2% prôtít, 2,5% gluxit, 1% xenluloza, 1,3% tro. Hàm lượng muối khoáng cũng rất cao, chủ yếu là canxi, sắt, và các vitamin C, B1, B2, PP,… Trong rau muống đỏ có chất giống như chất insulin. Người bị tiểu đường có thể ăn thường xuyên.
Còn theo đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường. Có công năng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị xâm nhập các chất độc của nấm độc, cá, thịt độc, khuẩn độc, hoặc độc chất do côn trùng, rắn, rết cắn
Công dụng của rau muống đối với sức khỏe:
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Rau muống đỏ 60g, râu ngô 30g, sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống một thời gian dài.
Trị mụn nhọt: Rau muống tươi giã nát kèm với lượng mật ong vừa đủ đắp vào vùng có mụn nhọt để trị.
Chữa đau dạ dày: Đau dạ dày có triệu chứng nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng có thể dùng rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt 12g, tất cả sao qua cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml, chia 2 lần uống lúc đói sẽ khỏi các triệu chứng trên.
Giảm sốt cao, khó thở: Rau muống, mướp đắng, hai thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát đắp lên ngực hoặc trán
Trị bệnh nóng nhiệt, ra nhiều mồ hôi cho trẻ nhỏ: Rau muống 100g, mã thầy 500g, sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày.
Giúp nhuận tràng: Ăn như các món ăn hàng ngày
Chữa rôm sảy, mẩn ngứa: Rau muống tươi một nắm to, rửa sạch nấu lấy nước xoa, rửa, tắm.
Chữa tiểu ra nước đục: Rau muống tươi rửa sạch, giã nát lấy nước, cho thêm ít mật ong, quấy đều uống. Mỗi lần 30 – 50ml. Uống trong 5 – 7 ngày.
Chữa quai bị: Rau muống 200-400g, luộc ăn cả cái lẫn nước, có thể pha chút đường uống càng tốt.
Chữa say sắn: Lấy một nắm rau muống giã nát vắt lấy 150ml nước để uống. Nếu sau khi uống mà không đỡ phải đến cơ sở cấp cứu ngay.
Những bệnh cần thận trọng khi ăn rau muống:
– Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gút và các bệnh viêm nhiễm đường tiết liệu do sỏi thận, huyết áp cao không nên ăn ra muống. Tuy nhiên, với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp 90/60 mmHg, ăn rau muống vẫn tốt do hàm lượng canxi trong rau muống rất cao.
– Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống.
– Những người đang uống thuốc Đông y mà ăn rau muống sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.
– Người đang có vết thương, mụn nhọt đang trong quá trình hồi phục, nếu ăn rau muống sẽ gây ra những sẹo lồi mất thẩm mỹ.
Theo Đại Lộ
Nguồn: TTOnline
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…