Ăn tiết canh cùng rượu diệt vi khuẩn
Đây là quan niệm truyền tai, truyền miệng được dân nhậu tự đưa ra, hoàn toàn không có căn cứ khoa học hay chứng minh được. Theo các bác sĩ, do sự chủ quan, ham vui nên cánh mày râu vẫn xem món tiết canh là một phần của những cuộc gặp mặt. Tuy nhiên, rượu không thể diệt được vi khuẩn khi ăn cùng tiết canh.
Hiện chưa có cách nào để diệt được liên cầu lợn trong tiết canh. Bởi nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn tồn tại trong cơ thể lợn, truyền sang cho người khi giết mổ mà trên tay có vết thương hở hoặc ăn thịt, tiết canh không được nấu chín.
Mặt khác cũng chưa ai chứng minh được có bất cứ vi khuẩn nào bị tiêu diệt bởi rượu. Ngoài ra, khi rượu vào dạ dày cũng bị trung hòa bớt.
Do đó, để phòng được liên cầu lợn phải thực hiện ăn chín, uống sôi. Có nghĩa không ăn tiết canh, không ăn các thực phẩm chế biến từ thịt lợn, nội tạng lợn chưa được nấu chín kỹ.
Ăn lợn nhà, lợn mán không mắc liên cầu lợn
Đây cũng là cách suy nghĩ sai lầm. Trong thực tế, liên cầu lợn có thể tồn tại trong bất cứ loại lợn nào dù là lợn nhà hay lợn mán.
Bởi, liên cầu tồn tại bên trong cơ thể lợn và đôi khi không nhận ra. Lợn mán, rừng… được nuôi tự nhiên nhưng quá trình đưa thức ăn vào cơ thể của lợn cũng có thể tiếp nhận các vi khuẩn gây bệnh mà chúng ta không biết.
Vì vậy, dù ăn lợn nhà hay lợn mán, lợn rừng vẫn phải tuân thủ ăn chín uống sôi, không ăn tiết canh cũng như nội tạng, thịt chưa được nấu kỹ. Kể cả khi giết mổ, chế biến nếu có vết thương hở ở tay phải có cách bảo vệ cho bản thân.
Hãm tiết canh là đã… chín
Nhiều người vẫn thường cho rằng, việc cho gia vị, nước mắm vào tiết canh để tiết canh đông hơn đã là một cách làm chín. Nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Tiết canh là món dùng tiết lấy từ lợn, vịt, ngan… rồi thêm gia vị để đông lại tạo thành món ăn.
Món ăn chỉ chín khi có tác động dưới lửa và nhiệt. Độ sôi thông thường là 100 độ C, có những vi khuẩn chết khi lên đến nhiệt độ 150 độ C – 200 độ C.
Khi chế biến tiết canh, không hề qua đun nấu, có nghĩa là một hình thức ăn sống. Cho nên vi khuẩn, vi trùng vẫn còn ẩn nấp bên trong và theo đường ăn vào hệ tiêu hóa gây bệnh.
Ăn tiết canh bổ máu
Không ít người vẫn còn quan niệm “ăn gì bổ nấy”. Nhưng theo y học, tiết canh đưa vào cơ thể, lúc đó chỉ có chất đạm được hấp thụ tạo ra axit amin. Thành phần heme không được hấp thụ sẽ bị đẩy ra ngoài cơ thể qua đường bài tiết, phân.
Do đó, đừng nên nghĩ ăn tiết canh sẽ hấp thụ để hỗ trợ máu hay giúp chống thiếu máu. Thậm chí, món ăn này tiềm ẩn vô số bệnh tật nguy hiểm như tiêu chảy, sán, liên cầu… như đã nói ở trên.
Để bổ máu, nên ăn các loại thịt, củ dền, các loại thực phẩm màu xanh, rau dền…
Anh Minh (Tổng hợp)
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…