Mùa hạ “dưỡng tâm” cần chú trọng nguyên tắc gì?
Về nghỉ ngơi
Vào mùa hạ, buổi tối bạn có thể ngủ muộn hơn những ngày mùa xuân một chút và nên thức dậy sớm hơn vào sáng hôm sau. Kết hợp với hiện tượng ban ngày tương đối dài của mùa này, nếu có điều kiện thì buổi trưa bạn nên cố gắng có một giấc ngủ ngắn để bồi dưỡng dương khi cho tim, hỗ trợ giải tỏa mệt mỏi.
Về hoạt động
Mùa hạ tuy thường nắng nóng nhưng nhìn chung sáng tối đều có gió và không khí tương đối tốt, thời gian hoạt động ngoài trời của bạn có thể kéo dài hơn, tăng cường vận động thể chất và trao đổi oxi, tránh vào phòng kín quá sớm vì máy điều hòa trong phòng tuy giúp bạn xua tan cái nóng nhưng lại khiến cơ thể không có cơ hội đổ mồ hôi để thải độc. Ngoài ra, ở lâu trong không khí lạnh càng tổn hại cho sức khỏe hơn là việc đổ mồ hôi ngoài trời thoáng đãng.
Tuy nhiên, do buổi trưa ánh nắng mặt trời gay gắt hơn bình thường nên bạn cần hạn chế ở ngoài trời trong thời điểm này, hoặc nếu cần phải ra ngoài thì nên có biện pháp che chắn, chống nắng hiệu quả để tránh cảm mạo và tổn thương da.
Về tâm thái
Mùa hạ Hỏa thịnh nên dễ tổn thương tâm, tính tình và trạng thái cảm xúc của con người dễ bị dao động lớn, vì vậy rất cần chú trọng việc kiểm soát tính khí nóng nảy, kích động, giữ cho tâm tĩnh tự nhiên. Bạn nên có những thói quen giúp giải tỏa áp lực và kịp thời cải thiện tâm trạng tiêu cực, đồng thời kết hợp với các bài tập hít thở sâu, yoga, thiền v.v… để giữ tâm bình khí hòa, tinh thần yên ổn.
Về ăn uống
Mùa hạ cơ thể con người dễ đổ mồ hôi, khiến cho “âm dịch” ở tim tiêu hao rất lớn. Nhìn từ góc độ y học hiện đại, đổ mồ hôi nhiều dễ làm rối loạn chất điện giải, vì vậy bạn nên bổ sung thêm nước đường hoặc nước muối loãng để giúp cơ thể “giải khát”.
Ngoài ra, tuy nóng bức nhưng mùa hạ cũng thường có nhiều mưa, khí ẩm nặng, cần kết hợp giữa thanh nhiệt lẫn tiêu trừ thấp khí cho cơ thể. Một số loại nước mát có thể cải thiện tình hình này hiệu quả.
Ba động tác đơn giản giúp bạn “dưỡng tâm” hiệu quả hơn
Sáng dậy sớm đi bộ giúp an dưỡng tâm khí
Sau khi lập hạ, nhiệt độ sẽ tăng cao hơn, lượng mồ hôi thải ra càng lớn, những người ít hoạt động thể chất sẽ dễ xuất hiện hiện tượng tim bồn chồn, tinh thần uể oải ở mức độ khác nhau. Vì vậy, tuy thời điểm này cần tránh hoạt động đổ mồ hôi quá nhiều vì dễ gây rối loạn chất điện giải và tổn thương dương khí trong cơ thể, nhưng đồng thời bạn cũng phải đảm bảo cơ thể được vận động phù hợp.
Thời gian mát mẻ nhất trong mùa hạ thường là vào sáng sớm. Các chuyên gia khuyến cáo rằng trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 9 giờ, sau khi đã ăn xong bữa s áng đầy đủ, bạn nên dành khoảng 15 phút để tản bộ nhẹ nhàng, thư giãn ở nơi thoáng mát. Hoạt động này không khiến mồ hôi đổ nhiều, không gây mức sức mà còn an dưỡng tâm khí hiệu quả hơn, giúp tăng cường dương khí cho cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu, hỗ trợ trao đổi chất.
Trưa trước khi ngủ thực hiện động tác “đảo mắt” tăng gấp bội hiệu quả dưỡng tâm
Mùa hạ thời tiết nóng bức, ngày dài đêm ngắn nên không ít người cảm thấy ngủ không đủ giấc, do đó giấc ngủ ngắn buổi trưa có tác dụng quan trọng để dưỡng sinh, phòng bệnh. Theo Đông y, tâm chủ về thần minh, cho nên việc “khép mắt định thần” cũng chính là dưỡng tâm.
Trước khi ngủ trưa, bạn có thể tiến hành động tác đảo nhãn cầu, vừa giúp tăng cường chất lượng giấc ngủ, vừa giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng. Đảo mắt từ trái sang phải 9 lần, sau đó lại từ phải sang trái 9 lần nữa, nhắm chặt hai mắt một lúc rồi mở ra. Sau khi luyện tập thì bạn có thể ngủ trưa khoảng 20 phút là có thể phục hồi sinh lực và tinh thần cho công việc còn lại.
Tối chải đầu bằng tay giúp điều tiết chức năng thần kinh
Do vào mùa hạ ban ngày dài hơn nên ban đêm khiến con người cảm thấy càng muộn. Bạn nên sắp xếp lịch làm việc và sinh hoạt một cách khoa học để không phải cuống cuồng cho kịp giờ khi trời sập tối. Trước khi ngủ, bạn hãy tập thói quen chải đầu bằng tay để tăng cường sức khỏe.
Xòe 5 ngón tay ra và hơi co lại như hình móng cọp, bắt đầu từ đường chân tóc ở trán chầm chậm cào” ngược lên đỉnh đầu ra tận sau gáy, lặp lại động tác khoảng 3 – 5 lần giúp kích thích các huyệt vị ở đầu, làm thông kinh mạch, điều tiết chức năng thần kinh, phòng ngừa mất ngủ, chóng mặt và tim đập nhanh.
Mùa hạ nên ăn gì để “dưỡng tâm”?
Hạt sen
Khí hậu nóng bức dễ khiến con người bực bội, cáu gắt và tổn thương tim mạch. Hạt sen tính bình, vị ngọt, hơi chat, có tác dụng bổ tỳ ích phổi, dưỡng tâm, thận, giúp hệ tim mạch ổn định và khỏe mạnh.
Bách hợp
Hoa bách hợp tính hơi hàn, có thể thanh tâm giải nhiệt, định thần, tiêu viêm, giảm mất ngủ, nhiều mộng, giải tỏa căng thẳng thần kinh và chứng trầm cảm.
Mật ong
Mật ong tính bình, vị ngọt, có công hiệu ích âm, dưỡng huyết, bồi bổ tim mạch, nhuận phổi. Ngoài ra, thành phần phong phú trong mật ong như đường, axit hữu cơ, vitamin, khoáng chất, protein còn giúp nâng cao trí lực, nuôi dưỡng hồng cầu, cải thiện chức năng cơ tim.
Táo tàu
Táo tàu có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng dưỡng huyết, an thần, ích khí kiện tỳ vị. Các axit amin, vitamin và khoáng chất phong phú trong táo tàu còn giúp hỗ trợ làm mềm hóa mạch máu, cải thiện tình hình dinh dưỡng cho cơ tim, tăng cường sức co bóp và hoạt động bình thường của tim.
Thiện Duyên –Nguồn: toutiaoyule, styletc, weixin
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…