17 năm chờ đợi cũng có thành quả
Sau 7 năm kết hôn, vợ chồng anh Nguyễn Văn Nguyện (41 tuổi, quê tại xã Bình Tú, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) vẫn không thể có con dù anh chị đãuống đủ loại thuốc lá theo lời nhiều người mách bảo.
Năm 2007, anh Nguyện cùng vợ là chị Võ Thị Quyên ( 38 tuổi, quê Quảng Nam) quyết định tới bệnh viện khám. Nhờ tiếp cận với y học hiện đại, sau khi kiểm tra sức khỏe sinh sản, anh Nguyện mới biết chất lượng tinh trùng của anh bị yếu. Còn chị Quyên có niêm mạc tử cung mỏng. Cho nên, nếu tinh trùng gặp được trứng thì phôi cũng không thể bám và phát triển.
“Hai vợ chồng tôi được bác sĩ tư vấn khó có thể có con bằng con đường tự nhiên và khuyên làm thụ tinh ống nghiệm”, anh Nguyện nói.
Hai béNguyễn Khánh Ngân và bé Nguyễn Khánh Thi gần một tháng tuổi.
10 năm điều trị vô sinh (2007-2017), mỗi một lần chuyển phôi là một lần tràn đầy hy vọng rồi lại thất vọng. Nhưng vợ chồng anh Nguyện chưa bao giờ từ bỏ. Nhờ sự kiên trì, tháng 2/2017 gia đình anh Nguyện đã chào đón thêm 2 thành viên mới (bé Nguyễn Khánh Ngân và bé Nguyễn Khánh Thi).
“Lúc nữ hộ sinh bế hai con trao cho gia đình, tự dưng tôi trào nước mắt không thể kiềm chế được cảm xúc. Cảm giác lần đầu tiên được làm cha của hai đứa con sau 17 năm trông ngóng không gì có thể miêu tả được”, anh Nguyện xúc động nói.
Anh Nguyện còn cho biết thêm, hai bé Nguyễn Khánh Ngân và Nguyễn Khánh Thi sinh mổ ở tuần thứ 37, một bé nặng 2,5kg và một bé nặng 2,8kg.
Theo anh Nguyện, 17 năm vô sinh hiếm muộn để có được 2 cô công chúa, kinh nghiệm của bản thân cho thấy “khi có bệnh thì phải quyết tâm chạy chữa đến cùng”.
Điều trị vô sinh, hiếm muộn quan trọng nhất là phải tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ đã đưa ra. Đặc biệt, uống thuốc đầy đủ, tin tưởng vào bác sĩ và quyết tâm theo đuổi tới cùng. Anh Nguyện đã chứng kiến nhiều cặp vợ chồng cũng chữa vô sinh hiếm muộn được 2-3 năm sau không thành công lại bỏ đi uống thuốc nam, thuốc lá…nhưng rồi kết quả cũng không có tác dụng.
Anh Nguyện cho rằng: “Nếu tinh hoàn không có tinh trùng hoặc vợ tử cung mỏng như vợ tôi, dù uống thuốc gì cũng rất khó. Vì vậy,hãy đi khám và tin tưởng vào khoa học hiện đại. Sẽ có những người sau 1-2 lần chuyển phôi sẽ có con ngay. Nhưng cũng có những người 3-5 lần vẫn chưa được. Khi rơi vào hoàn cảnh như vợ chồng tôi, nhiều lần chuyển phôi không thành thì nên kiên trì tin tưởng vào bác sĩ và bệnh viện lớn. Đừng buông bỏ khi còn hy vọng”.
Đi khám sớm, tăng thêm cơ hội gấp nhiều lần
Theo anh Nguyện, vợ chồng anh cũng như nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn khác thường đi khám khi đã muộn, tuổi đã cao. Vì vậy, sau khi cưới 1-2 nămkhông có con thì nên đi khám.
“Vợ chồng tôi sau 7 năm hiếm muộn mới đi điều trị. Trong khoảng thời gian đó, tuổi của hai vợ chồng ngày càng nhiều. Khi tuổi đã cao thì tỷ lệ chữa trị và chuyển phôi thành công thường thấp hơn”, anh Nguyện nói.
Anh Nguyện – chị Quyên sau nhiều năm kiên trì tin tưởng vào y học hiện đại đã có hai thiên thần nhỏ.
Trong 10 năm chữa trị vô sinh, anh Nguyện chia sẻ: “Bí quyết của vợ chồng tôi là luôn giữ cho tinh thần thoải mái. Cả 2 vợ chồng luôn xác định dù thành công hay thất bài sẽ luôn ở bên cạnh nhau. Về ăn uống, chú ý ăn đa dạng tất cả các thực phẩm và vận động thể dục thể thao nhẹ nhàng”.
Chế độ ăn của anh Nguyện thường chọn là những thực phẩm tốt cho và khỏe cho tinh trùng như thủy hải sản, thực phẩm giàu kẽm.
Còn chế độ ăn của chị Quyên, trước khi chuyển phôi sẽ ăn nhiều thực phẩm để cho lớp niêm mạc tử cung dày hơn. Ví dụ, ăn những thực phẩm chế biến từ đậu nành, những thực phẩm giàu sắt…
Sau thời kỳ chuyển phôi, người vợ nên ăn những loại thực phẩm có tác dụng an thai, tránh những thực phẩm gây co bóp tử cung như rau ngót, nước dừa… Thời gian kiêng kéo dài 3 tháng đầu.
“Trong 3 tháng này, vợ tôi vẫn đi lại vận động nhẹ nhàng, tránh lao động nặng nhọc. Không nên quá kiêng khem nằm một chỗ sẽ làm giảm lượng máu lưu thông tới tử cung khiến phôi đậu thấp hơn”, anh Nguyện chia sẻ.
Anh Nguyện cho biết thêm, trong suốt thời gian thai kỳ, vợ chồng anh luôn tuân thủ chỉ định khám và xét nghiệm của bác sĩ và theo dõi sát sự phát triển của các con.
Ngọc Minh
Nguồn: Emdep
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…