1. Chảo chật kín đồ ăn:Theo Buzz Feed, nếu bạn muốn miếng thịt có lớp vỏ giòn tan, hãy để chúng cách xa nhau khi rán và không nên đặt quá nhiều miếng trên chảo.
2. Rán thịt bằng chảo chống dính: Một lý do khác khiến miếng thịt không giòn là bạn sử dụng chảo chống dính. Thông thường, chảo chống dính có độ nóng kém hơn chảo bình thường, nó chỉ phù hợp để rán gà, trứng hay các loại bánh. Đối với thịt, bạn nên sử dụng chảo gang hoặc chảo nướng.
3. Không cho muối khi luộc mì ống: Nguyên tắc cơ bản để nấu món mì pasta hoàn hảo là phải cho muối vào nồi nước luộc mì. Thiếu muối, sợi mì sẽ nhạt và không ngon. Tỷ lệ sử dụng muối là một muỗng canh muối với mỗi 300 gram mì.
4. Sử dụng dầu olive để nấu: Ở nhiệt độ cao, dầu olive sẽ bị mất đi các chất dinh dưỡng và bắt đầu cháy, khiến đồ ăn có mùi khó chịu. Vì vậy, tốt nhất bạn chỉ nên dùng dầu olive cho món salad.
5. Đo lượng bột bằng cốc thủy tinh: Nhiều người thường sử dụng cốc thủy tinh để đo lường nguyên liệu khô. Bạn nên nhớ việc làm bánh đòi hỏi phải tuân thủ chính xác tỷ lệ của từng nguyên liệu nhất định. Do đó, bạn nên dùng dụng cụ đo lường dành riêng cho từng nhóm nguyên liệu.
6. Không làm nóng chảo trước khi nấu: Các đầu bếp hàng đầu đều khuyên rằng nếu bạn nghĩ chảo đã đủ nóng, hãy chờ thêm 2 phút trước khi cho dầu ăn. Chảo nóng già sẽ xào rau, rán thịt ngon hơn.
7. Nấu tỏi quá sớm: Hầu hết công thức nấu ăn đều khuyên bạn nên cho tỏi vào cuối cùng hoặc bỏ vào món ăn sau khi nấu xong khoảng 2-3 phút. Tỏi chứa ít nước hơn mọi thực phẩm khác. Vì vậy, nó chín rất nhanh và dễ bị cháy. Khi quá chín, tỏi có thể gây mùi khó chịu cho món ăn.
8. Nấu thịt khi chưa rã đông: Trước khi nấu, bạn nên để thịt ra ngoài nhiệt độ phòng trong một vài giờ. Thịt được rã đông hoàn toàn sẽ ngấm gia vị, chín đều hơn.
9. Ăn thịt ngay sau khi nấu chín: Dù có quá đói hay bị hấp dẫn bởi món ăn, bạn cũng nên kiên nhẫn chờ khoảng vài phút sau khi nấu chín thịt. Điều đó sẽ giúp bạn cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của thịt.
10. Bảo quản mọi thực phẩm trong tủ lạnh: Không phải thực phẩm nào được bảo quản trong tủ lạnh cũng tốt. Các loại thực phẩm như cà chua, hành tây, tỏi, khoai tây, bí xanh, cà tím và các loại trái cây nhiệt đới khác như xoài, kiwi sẽ ngon hơn khi để ở ngoài nhiệt độ thường. Nếu để trong tủ lạnh, chúng sẽ mất độ ngon, chất sinh dưỡng và nhanh hỏng.
11. Lật thức ăn thường xuyên: Bạn không nên lật thịt ở trong chảo liên tục khi đang nấu để giữ nguyên mùi vị .
12. Luộc trứng quá kỹ: Bạn đã từng nhìn thấy phần nằm giữa lòng trắng và lòng đỏ trứng có màu xám, ăn có vị hăng như mùi cao su? Đó là khi chất dinh dưỡng trong trứng đã bị mất đi khá nhiều vì bạn luộc quá kỹ. Cách luộc trứng chuẩn nhất là ngay sau khi nước sôi thì tắt bếp, ngâm trứng trong nồi khoảng 10 phút, vớt ra chần qua nước lạnh rồi bóc vỏ.
Phương Mai
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…