Categories: Tin tức

11 tuyệt chiêu trị dứt điểm hôi chân một lần và mãi mãi, #2 hầu như ai cũng bỏ qua khi rửa chân

Đôi chân được ví như trái tim thứ hai của con người chính vì thế việc chăm sóc sức khỏe và vẻ đẹp đôi chân đóng một vai trò rất quan trọng. Hầu hết chúng ta đều phải thường xuyên mang giày khiến cho đôi chân trở thành nạn nhân của vi khuẩn do mồ hôi tiết ra quá nhiều, dẫn đến chân có mùi hôi khó chịu làm bạn mất đi sự tự tin và thoải mái. 

Sau đây là một số lời khuyên về cách thoát khỏi bàn chân có mùi khó chịu một lần và mãi mãi.

1. Loại bỏ các cơ sở cho vi khuẩn gây bệnh

(Ảnh: Depositphotos)

Hầu hết các vi khuẩn gây ra mùi hôi ẩn nấp dưới móng chân và vùng da sần bị đóng vảy cứng. Đừng quên làm sạch lòng bàn chân của bạn bằng đá bọt khi rửa chân. Hãy chăm sóc và thường xuyên cắt móng chân của bạn.

2. Lau sạch kẽ giữa các ngón chân sau khi rửa

(Ảnh: Depositphotos)

Các chuyên gia đề nghị rằng bạn không nên chỉ lau bàn chân của bạn sau khi tắm, mà cần dùng khăn lau cả các kẽ ngón chân để không để cho độ ẩm lưu lại trở thành nguyên nhân gây ra nhiễm nấm.

3. Pha trà cho đôi chân của bạn

(Ảnh: Depositphotos)

Chất tannin có trong lá chè tươi có thể diệt vi khuẩn và làm giảm mồ hôi. Bạn có thể rửa chân mỗi ngày theo công thức:

4. Dấm táo

(Ảnh: Depositphotos)

Đắp một miếng gạc tẩm dấm táo cũng có thể giúp loại bỏ mùi hôi chân:

5. Sử dụng dầu thơm

(Ảnh: Depositphotos)

Tinh dầu oải hương sẽ là hoàn hảo nhất, ngoài việc che giấu mùi, nó cũng có tác dụng diệt khuẩn:

Massage chân với 4 giọt tinh dầu.

Hoặc tắm chân theo công thức: 2 giọt tinh dầu + 3-4 lít nước. Ngâm chân trong dung dịch từ 10 đến 15 phút.

6. Giặt tất chân của bạn cả bên trong và bên ngoài

(Ảnh: Depositphotos)

Bằng cách này các tế bào da và vi khuẩn sẽ được gột sạch và không lưu lại ở mặt trong tất, nơi tiếp xúc trực tiếp với da chân.

7. Khi ở nhà, đi bộ chân đất hoặc đi dép mà không đi tất

(Ảnh: Depositphotos)

Khi bạn đi trên sàn, tất của bạn thu thập vi khuẩn từ sàn nhà, và khi có điều kiện môi trường ẩm chúng sẽ bắt đầu sinh sôi.

8. Phấn rôm trẻ em

(Ảnh: Depositphotos)

Rắc phấn vào bàn chân hoặc giày trước khi xỏ chân vào giày. Trong quá trình đi giày, thỉnh thoảng xức thêm phấn nếu phát hiện chân bắt đầu có mồ hôi.

9. Tham khảo bác sĩ

(Ảnh: Depositphotos)

Nếu bàn chân của bạn không chỉ có mùi khó chịu mà còn bắt đầu ngứa và lột da, hãy đi khám bác sĩ. Đây có thể là các triệu chứng của giun móc, nhiễm trùng, hoặc bệnh nấm (một căn bệnh do nấm ký sinh trùng gây ra).

10. Khử trùng giày của bạn

(Ảnh: Depositphotos)

Giặt sạch phần bên ngoài. Ngâm lót giày và dây giày vào dung dịch chlorhexidine (khử trùng). Lau bên trong giày bằng bông gòn ngâm trong chlorhexidine.

11. Giữ giày khô

(Ảnh: Depositphotos)

Tốt hơn là bạn có hai đôi giày cho mỗi mùa để thay đổi. Nếu bạn không có đôi giày thứ hai và đôi giày của bạn ướt, một phương pháp truyền thống nhưng luôn hiệu quả sẽ giúp bạn: đặt một số tờ báo vo viên nhỏ vào trong giày, và chúng sẽ hấp thụ hơi nước qua đêm. Hoặc bạn có thể sử dụng máy sấy tóc.

Theo Brightside
Thu Hiền

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago