Categories: Sức khoẻ

102 ngày giành giật sự sống cho bệnh nhân bỏng xăng

Bất cẩn khi kiểm tra bình xăng, Tứng để tàn thuốc bắn vào bốc cháy. Nạn nhân cháy như đuốc, bỏng 82%, tưởng không qua khỏi, nhưng được các bác sĩ giành giật lại từ tay tử thần.

Chiều 6/6, bệnh nhân Nguyễn Thanh Tứng ( 20 tuổi, ở Tây Ninh) được xuất viện sau 102 ngày điều trị vết bỏng do xăng chiếm diện tích 82% cơ thể, 60% độ sâu.

Bác sĩ Đỗ Quốc Hiệp, Trưởng khoa Bỏng -Tạo hình Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) cho biết, đây là ca bỏng nặng thứ 3 điển hình được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy cứu sống kể từ năm 1990 tới nay. Đa số những trường hợp bỏng xăng, bỏng lửa nặng rất khó cứu.

Theo hồ sơ bệnh án, bệnh nhân nhập viện vào đêm 24/2 trong tình trạng bỏng xăng diện tích 82% độ II, III, IV (bỏng sâu 60 % độ III, IV) toàn thân.

Theo lời khai của người bệnh, khoảng 21h đêm, khi đang nằm ngủ, do ngửi thấy mùi xăng trong nhà, anh Tứng thức dậy kiểm tra chiếc xe máy bị rò rỉ xăng chảy ra ngoài. Nhưng do bất cẩn thanh niên này đã để tàn thuốc bay vào bắt lửa vào bình xăng và bùng cháy, biến anh thành ngọn đuốc.

Các y bác sĩ đã giành giật lại sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần sau 102 ngày điều trị. Ảnh: Khánh Trung.

Các bác sĩ đã tập trung đặt quyết tâm rất cao là cứu sống bằng được người bệnh. Nam thanh niên được khuyến khích lấy da đầu của mình và da người thân hiến để thực hiện 14 lần phẫu thuật ghép da. Sau 102 ngày giành giật sự sống cho bệnh nhân, các bác sĩ đã thở phào nhẹ nhõm khi người bệnh tỉnh táo, ổn định tinh thần, dù thân thể còn đỏ ửng.

Bác sĩ Hiệp cho hay, việc cứu chữa thành công ca bệnh tưởng chừng khó qua khỏi này là nhờ sự quyết tâm phối hợp nhanh chóng, kịp thời giữa các liên khoa, chăm sóc điều trị tích cực ngay từ đầu, dinh dưỡng cực tốt, cùng với kỹ thuật ghép da tự thân và đồng loại.

Ghép da thân là lấy da đầu nhiều lần, sau đó ghép những nơi tổn thương là một kỹ thuật hữu hiệu, rất có ý nghĩa để cứu sống những người bị bỏng nặng.

Cũng theo bác sĩ Hiệp, phải mất khoảng 6 tháng đến 1 năm kể từ ngày xuất viện, đợi da sẹo bệnh nhân lành hẳn rồi mới mong phẫu thuật giải quyết di chứng co rút bỏng hay không.

“Với ưu điểm ghép đồng loại, bệnh viện đang xúc tiến sẽ sử dụng da đồng loại để cứu các trường bỏng nặng trong chương trình hiến tạng mà bệnh viện đang triển khai”, bác sĩ Hiệp chia sẻ.

Chi phí điều trị cho bệnh nhân lên đến 215 triệu, bảo hiểm y tế chi trả 60 triệu đồng. Phòng Y xã hội đã kêu gọi các mạnh thường quân quyên góp giúp đỡ người bệnh.

Khánh Trung
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

4 hours ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

1 day ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago