Nấc là hiện tượng xảy ra do sự co thắt đột ngột không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành, làm cho thanh thiệt bị đóng mạnh và nhanh, gây ra một tiếng động đặc biệt. Tình trạng này có thể gây ra do sự phấn khích đột ngột, căng thẳng hoặc ăn quá nhiều, ăn quá nhanh. Khi bị nấc, những cuộc nói chuyện của bạn với người khác có thể bị gián đoạn hoặc khiến bạn khá bối rối. Để chấm dứt hiện tượng nấc, bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau và dưới đây là một số mẹo đơn giản nhất giúp bạn dừng nấc.
1. Nín thở
Đây là một cách thích hợp để thư giãn cơ hoành và thoát khỏi những cơn nấc. Bạn hãy cố gắng nín thở trong khoảng 10 giây rồi thở ra từ từ, lặp đi lặp lại 3-4 lần. Việc tăng lượng carbon dioxide trong phổi sẽ giúp thư giãn cơ hoành và làm những tiếng nấc biến mất.
2. Thở vào một túi giấy
Để tăng carbon dioxide, bạn cũng có thể hít thở trong một chiếc túi giấy. Biện pháp này cũng có cơ chế hoạt động giống như biện pháp nín thở, làm tăng carbon dioxide và giúp bạn hếtnấc.
3. Nén ngực
Bạn nhẹ nhàng đẩy nghiêng ngực về phía trước hoặc ôm đầu gối vào sát ngực trong một vài phút. Cách này vừa giúp bạn nén ngực xuống vừa giúp bạn tập trung vào việc khác. Cơ hoành cũng được thư giãn và làm giảm tiếng nấc.
4. Uống nhanh từng ngụm nước
Khi bạn uống nước, thực quản sẽ có những cơn co thắt nhịp nhàng và cũng sẽ làm biến mất tình trạng co thắt của cơ hoành.
5. Uống nước ngược
Uống nước ngược tức là uống từ phía bên kia củamiệng cốc, chứ không uống ở miệng cốc phía sát người hơn. Bạn đứng thẳng rồi cúi xuống, đặt miệng ở phía bên kia của cốc rồi từ từ uống nước. Cách uống này nghe có vẻ kỳ lạ nhưng đã được chứng minh có thể ngăn chặn tiếng nấc hiệu quả.
6. Cho ngón tay vào trong tai
Tạo ra áp lực lên dây thần kinh phế vị cũng có thể hữu ích. Vì vậy bạn hãy thử cho ngón tay vào trong tai đồng thời uống nước bằng ống hút. Việc đưa ngón tay vào trong tai sẽ tạo sức ép lên dây thần kinh phế vị và việc nuốt đều đặn khi uống bằng ống hút sẽ giúp thư giãn cơ hoành.
7. Ăn chậm
Ăn nhanh có thể gây ra sự khó chịu do khó tiêu, chướngkhí cũng như gây nấc. Do đó, bạn nên ăn từ từ, chậm rãi để vừa tốt cho dạ dày vừa không gây nấc.
8. Uống đồ uống có ga một cách từ từ
Đồ uống có ga cũng có thể kích thích cơ hoành, đặc biệt khi bạn uống quá nhanh với ngụm lớn. Bạn nên tránh cách uống này nếu không muốn trở thành người vô duyên trong mỗi cuộc hẹn hò.
9. Đừng ăn quá nhiều
Ăn quá nhiều có thể làm hệ thống tiêu hóa của bạn quá tải, khiến nó không có đủ thời gian để xử lý tất cả các thực phẩm, từ đó dễ gây ra hiện tượng nấc.
10. Tránh thực phẩm và đồ uống kích thích
Thực phẩm cay có thể làm tăng thêm axit trong thực quản. Tương tự như vậy, đồ uống có cồn cũng có thể gây kích thích thực quản, khiến thực quản mở rộng nhanh, từ đó gây ra chứng nấc không ngừng.
Thụy Du – Dịch theo LH
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…