Categories: Sức khoẻ

10 dược tính quý giá không thể bỏ qua của đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo rất hiếm và đắt tiền. Cùng với nhân sâm và sừng hươu đây là 3 dược liệu quý của y học cổ truyền Trung Hoa.

Đây là một vị thuốc rất đắt và quý hiếm, vì vậy trước khi sử dụng nên tìm hiểu rõ công dụng của nó để sử dụng đúng mục đích. Đông trùng hạ thảo có thể làm thành dạng cao, nghiền thành bột, hoặc dùng như pha trà. Ngoài ra, đông trùng hạ thảo sau khi nghiền thành bột có thể làm thành dạng viên nang để sử dụng. Như vậy không chỉ thuận tiện mà còn có thể tận dụng rất tốt.

Trùng thảo gồm 2 phần: Phần thảo ở trên và phần thể trùng ở dưới. Hai phần đều có công dụng như nhau.

Đông trùng hạ thảo (tên khoa học: Cordyceps sinensis), còn được gọi là trùng thảo Trung Hoa, hạ thảo đông trùng, và gọi tắt bằng tên trùng thảo. Là một vị thuốc truyền thống nổi tiếng của Trung Quốc, đông trùng hạ thảo là một loại Đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi ThitarodesViette.

Phần dược tính của thuốc đã được chứng minh là do các chất chiết xuất từ nấm Ophiocordyceps sinensis. Nó được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học cổ truyền Tây Tạng. Tên gọi “đông trùng hạ thảo” là xuất phát từ quan sát thực tế khi thấy vào mùa hè nấm Ophiocordyceps sinensis mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất. Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn. Thể phức hợp của loại nguyên liệu này, có rât nhiều công dụng khác nhau như điều hòa hệ miễn dịch, hạn chếkhối u, chống mệt mỏi.

Khi pha trùng thảo vào nước một lần chỉ cần pha 2 đến 3 con là được, nước dùng để pha không nên quá nóng, nước ấm khoảng 80 -90 độ là vừa.

10 công dụng lớn của đông trùng hạ thảo

1. Điều hòa chức năng hệ miễn dịch.

Trùng thảo trong cơ thể giúp phòng tránh sản sinh khối u, làm giảm lão hóa và các mô tế bào bị hoại tử và chiến đấu với các loại độc tố, vi khuẩn và các vi sinh vật nhiễm khuẩn khác từ ngoài vào cơ thể.

Cơ thể con người mỗi ngày đều có thể xuất hiện các tế bào đột biến là nguyên nhân gây ung thư. Một người có hệ miễn dịch bình thường có thể thoát khỏi bệnh ung thư nhanh chóng, với người có hệ miễn dịch có vấn đề, những tế bào đó có khả năng phát triển thành khối u. Tác dụng của đông trùng hạ thảo là giúp điều chỉnh hệ miễn dịch giúp hệ miễn dịch ở trạng thái khỏe mạnh nhất.

Trùng thảo có thể giúp tăng cường chức năng các tế bào của hệ thống miễn dịch, tăng số lượng tế bào, đẩy mạnh sản xuất kháng thể, tăng thực bào, cũng có khả năng ức chế hệ miễn dịch khi nó hoạt động quá mức cần thiết (vốn rất quan trọng trong phẫu thuật cấy ghép nội tạng – giữ cho nội tạng mới ghép không bị tổn thương)

2. Hỗ trợ trực tiếp chống ung thư

Triết xuất đông trùng hạ thảo trong ống nghiệm đã chứng minh trùng thảo có công dụng ức chế và tiêu diệt các tế bào ung thư một cách hiệu quả. Chất cordycepin chứa trong đông trùng hạ thảo, là thành phần chủ yếu phát huy tác dụng kháng ung thư.

3. Tăng năng lượng tế bào, chống mệt mỏi

Đông trùng hạ thảo có thể cải thiện năng lượng ty thể trong nhà máy năng lượng của cơ thể, cải thiện khả năng chịu lạnh của cơ thể, chống cảm cúm, giảm mệt mỏi.

4. Điều chỉnh chức năng của tim

Đông trùng hạ thảo có thể cải thiện khả năng thiếu ô xy của tim, giảm lượng tiêu hao ô xy của tim, chống rối loạn nhịp tim.

5. Điều chỉnh chức năng của gan

Đông trùng hạ thảo có thể giảm những tổn thương của các chất độc hại đối với gan, phòng chống bệnh xơ gan. Ngoài ra, thông qua việc điều hòa chức năng của hệ miễn dịch, đông trùng hạ thảo còn giúp tăng cường khả năng chống virus, đóng một vai trò tích cực trong điều trị bệnh viêm gan siêu vi.

6. Điều chỉnh chức năng hệ thống hô hấp

Đông trùng hạ thảo có thể mở rộng khí quản, điều trị hen suyễn, loại bỏ đờm, ngăn ngừa những tác động của khí phế thũng.

7. Điều chỉnh chức năng của thận

Đông trùng hạ thảo có thể giảm nhẹ các thay đổi bệnh lý của các bệnh mãn tình về thận, cải thiện chức năng của thận, giảm nhẹ tác hại của chất độc hại lên thận.

8. Điều chỉnh chức năng tạo máu.

Trùng Thảo có thể tăng cường tủy xương để sản xuất tiểu cầu, hồng cầu và bạch cầu.

9. Điều chỉnh lipid máu

Trùng thảo có thể làm giảm cholesterol và triglyceride trong máu, cải thiện các lipoprotein mật độ cao có lợi cho sức khỏe con người, giảm xơ vữa động mạch.

10. Các công dụng khác

Đông trùng hạ thảo còn có thể kháng virus, hỗ trợ điều tiết chức năng của hệ thần kinh trung ương, hỗ trợ điều trị vô sinh. Nó được mô tả như một loại linh dược huyền diệu. Người dùng đông trùng hạ thảo không những có thể đảm bảo sức khỏe của mình ngày càng dồi dào, quan trọng hơn đó là, từ đó mang lại chất lượng sức khỏe giúp cuộc sống ý nghĩa hơn.

Đông trùng hạ thảo còn có tác dụng chống lại sự mệt mỏi, mà mệt mỏi là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống ngày nay. Mệt mỏi được chia làm hai loại, mệt mỏi do bệnh tật và mệt mỏi không do bệnh tật, thông thường tình trạng mệt mỏi không do bệnh tật chúng ta có thể thông qua các biện pháp như ngủ đủ giấc, vận động, vui chơi giải trí là có thể loại bỏ được tình trạng này.

Nếu mệt mỏi do bệnh tật thì không thể làm vậy được, chỉ có thể dựa vào dùng thuốc mới có thể khắc phục được tình trạng này. Tuy nhiên, nghiên cứu mới phát hiện về đông trùng hạ thảo đã chứng minh, nó vừa có thể khởi tác dụng hỗ trợ trong điều trị mệt mỏi do bệnh tật lại đồng thời cũng có tác dụng phòng ngừa và điều trị triệu chứng mệt mỏi không do bệnh tật.

Cơ thể con người sau khi vận động hoặc làm việc quá sức, cơ bắp sẽ tích tụ rất nhiều axit lactic và các chất chuyển hóa trong tế bào cơ. Trùng thảo có thể điều chỉnh nội tiết, thúc đẩy lưu thông máu, thúc đẩy các hoạt động trao đổi chất tốt hơn, và nhanh chóng loại bỏ axit lactic cũng như các chất chuyển hóa, làm cho mức enzyme trong huyết thanh nhanh chóng về bình thường, đạt được hiệu quả nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Do đó, đông trùng hạ thảo là linh dược có tác dụng điều trị chống mệt mỏi rất tốt.

Hai tác dụng lớn khác

Đông trùng hạ thảo hầm làm món ăn, có công dụng bồi bổ sức khỏe hiệu quả.

  1. Tác dụng dược lý

Theo kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại, trong đông trùng hạ thảo có chứa khoảng 7% axit trùng thảo, 28.9% carbohydrate, khoảng 8.4% hàm lượng chất béo, khoảng 25% hàm lượng protein, trong hàm lượng chất béo có 82.2% là axit béo không bão hòa, ngoài ra, đông trùng hạ thảo còn chứa vitamin B12, Ergosterol, polyols C6H12O6, alkaloids …

Trùng thảo có tính ngọt, bình ấm, không độc, là một loại thuốc bổ nổi tiếng, thường dùng làm nguyên liệu hầm với các loại thịt làm món ăn bổ dưỡng, có công dụng bồi bổ sức khỏe cao. Thích hợp dùng trong điều trị khí phổi hư và thận hư, sỏi thận, bệnh lao có ho ra máu hoặc đờm lẫn máu, ho.

Đối với các bệnh như khó thở, đổ mồ hôi, thiếu thận dương, liệt dương, đau thắt lưng, mỏi gối… đều có công dụng hiệu quả, cũng là thực phẩm bổ dưỡng hàng đầu đối với những người già thể chất yếu.

  1. Tác dụng làm nguyên liệu thực phẩm

Đông trùng hạ thảo là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng cần căn cứ vào thể chất và mức độ bệnh của từng người để có cách sử dụng hiệu quả, có thể dùng không, hoặc có thể kết hợp với các loại thuốc khác để sử dụng hiệu quả hơn.

Có thể sắc nước uống, hầm thành canh, chế thành thuốc để sử dụng, cũng có thể ngâm rượu, hay dùng pha như uống trà. Chẳng hạn, với những người đau lưng, tinh trùng yếu, dị tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, ù tai, hay quên và mất tự chủ thần kinh, có thể dùng mỗi ngày 2 gram, nghiền thành bột, uống lúc đói, chia làm 2 lần vào buổi sáng và buổi tối; cũng có thể dùng 5 gram trùng thảo, kết hợp với đỗ trọng, xuyên tục đoạn.. sắc nước uống.

Đối với những người thể chất ốm mệt sau điều trị bệnh, hoặc thể chất yếu dễ bị cảm lạnh, người ớn lạnh tự phát, có thể dùng đông trùng hạ thảo thường xuyên kết hợp hầm với gà, vịt, thịt bò, thịt lợn. Hoặc có thể dùng 4 con trùng thảo một ngày, sắc nước uống khi bụng đói.

Trùng thảo có tác dụng an thần, chống co giật, hạ sốt; có các tác dụng rất tốt với hệ tim mạch như hạ huyết áp, giảm tiêu thụ khí ô xy của cơ tim, cải thiện tình trạng thiếu máu, điều chỉnh nhịp tim bất thường; đối với hệ hô hấp giúp giãn phế quản, điều trị hen suyễn, tiêu đờm, ngoài ra có hiệu quả rõ rệt đối với các bệnh như viêm thận mãn tính, suy thận.

Kết quả nghiên cứu của y học hiện đại còn phát hiện ra rằng: trùng thảo còn có thể hỗ trợ giúp nâng cao khả năng miễn dịch, tăng cường khả năng kháng bệnh của cơ thể, là một loại thảo dược hiếm quý của y học cổ truyền Trung Hoa, hiệu quả sử dụng và giá trị sử dụng càng ngày càng được nhiều người công nhận và sử dụng.

Cách sử dụng như một loại thực phẩm

Món canh bồi bổ từ đông trùng hạ thảo và vịt trong Bản Thảo Cương Mục.

Đông trùng hạ thảo hầm vịt giúp bồi bổ sức khỏe và trợ dương (Ảnh: internet)

Nguyên liệu: vịt đực 1 con, đông trùng hạ thảo 5- 10 con, hàn, gừng, muối ăn mỗi loại lượng vừa đủ.

Cách làm: Vịt làm sạch bỏ nội tạng, sau khi rửa sạch, cho vào nồi hầm hoặc nồi nhôm; sau đó cho đông trùng hạ thảo và các gia vị trên vào, bổ sung thêm nước vừa đủ, đun lửa nhỏ, đến khi nhừ là được (hoặc có thể cho đông trùng hạ thảo vào bụng vịt, cho vào nồi, cho lượng nước vừa đủ, hầm lửa nhỏ tới khi vịt nhừ, thêm gia vị vừa ăn).

Công dụng: Món ăn này có tác dụng giúp bồi bổ cơ thể tăng cường tinh lực, thích hợp với sử dụng cho những người ốm lâu ngày thể lực yếu, thiếu máu, tứ chi lạnh đổ mồ hôi, đổ mồ hôi về ban đêm, liệt dương, dị tinh…

Theo Secretchina
Kiên Định biên dịch

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago