Theo Đông y, lươn là vị thuốc tốt, có giá trị dinh dưỡng cao, tác dụng thanh nhiệt, an thần, điều hòa khí huyết…
Theo bài viết Công dụng chữa bệnh của lươn từ báo Người lao Động, bác sĩ Nguyễn Văn Thông chia sẻ 5 bài thuốc chữa bệnh từ lươn dưới đây:
1. Chữa tiêu chảy
Mổ bỏ ruột gan, tạng phủ một con lươn nước ngọt sau đó nướng lên. Tiếp sau rang với 10 g đường vàng, tán thành bột. Uống bột với nước ấm ngày 3-4 lần, mỗi lần 1-2 muỗng cà phê.
Thịt lươn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa |
2. Chữa bệnh trĩ
Ăn thịt lươn thường xuyên giúp cầm máu và trị búi trĩ.
3. Trị suy nhược do lạm dụng tình dục
Đun lươn (lươn biển) với rượu chát đỏ đến khi cạn (1 con dùng 250 ml rượu). Sau đó nướng lươn đã nấu chín (cả da lẫn xương), xong tán thành bột. Uống mỗi ngày từ 7-10 g với rượu tùy theo tình trạng suy nhược.
4. Trị phong thấp
Nên dùng lươn um (hầm) với sả và rau ngổ.
5.Chữa trị chứng bất lực
Lươn được hầm chung với hà thủ ô, hạt sen, mộc nhĩ (nấm mèo) hay nấm linh chi. Có thể thêm lá lốt.
Trên báo Sức khỏe và Đời sống, Lương y Phan Văn Tiến cũng chia sẻ một số bài thuốc chữa bệnh từ lươn sau đây:
1. Chữa thiếu máu, gầy còm, mệt mỏi
Thịt lươn 10g thái nhỏ, nước gừng 10-20ml, gạo vừa đủ, nấu thành cháo. Ăn trong ngày.
2. Chữa viêm gan mạn tính
Lươn 2-3 con làm thịt, bỏ ruột, tầm gửi cây dâu (tang ký sinh) 60g; rễ lau 30g, nước vừa đủ. Tất cả đem nấu chín, ăn cả cái lẫn nước.
3. Chữa suy nhược thần kinh
Thịt lươn 250g, thái nhỏ, hấp cách thủy với hoài sơn, bách hợp, mỗi thứ 30g và nước vừa đủ. Ăn trong ngày. Dùng 5-7 ngày.
4. Chữa mồ hôi tay/chân
Lươn 1 con, luộc qua, gỡ lấy thịt, ý dĩ nhân 20g, gạo nếp 30g. Trộn chung 3 thứ, nấu thành cháo với nước luộc lươn, thêm gia vị, ăn trong ngày. Dùng 5-7 ngày là 1 liệu trình.
5. Chữa di, mộng tinh
Củ súng 10g nấu chín, bóc vỏ phơi khô, hoài sơn 50g nấu chín, phơi khô. Hai thứ tán bột, trộn đều nấu cháo với thịt lươn, ăn vào lúc đói. Dùng liên tục một thời gian.
Theo tài liệu nước ngoài, thịt lươn nấu với ngó sen chữa rong kinh, băng huyết; thịt lươn cuốn lá lốt nướng ăn chữa tê thấp; thịt lươn hầm với đỗ đen có tác dụng bổ thần kinh; ninh nhừ với màng mề gà trị cam tích ở trẻ em…
Lưu ý khi chế biến thịt lươn nên dùng cách cổ truyền dùng cật tre vót mỏng mổ theo chiều dọc để tránh sự tương khắc giữa máu lươn với kim loại gây tanh. Nên dùng nồid dất để giảm bớt mùi tanh của lươn.
Dã Quỳ (tổng hợp)
Nguồn : Tin Nhanh Online
Nguồn: Tinmoi
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…