Bệnh viêm bàng quang cấp rất hay gặp, đa số các triệu chứng thường nhẹ, chỉ gây khó chịu nên người bệnh thường bỏ qua. Nếu không điều trị triệt để sẽ viêm nhiễm ngược dòng lên đài bể thận gây viêm thận, bể thận.
* Định nghĩa: là tình trạng bàng quang bị viêm nhiễm cấp tính do các nguyên nhân khác nhau: vi khuẩn, nấm.
* Triệu chứng lâm sàng: biểu hiện điển hình là đái buốt, đái dắt.
Đái buốt là đau buốt trước, trong hoặc sau khi đái, đau có cảm giác nóng rát thường tăng dần lên về sau đái, làm cho bệnh nhân rất khó chịu, trẻ em có thể kêu khóc, thường kèm theo đái dắt.
Có thể có đái máu, đái mủ.
* Nguyên nhân và cơ chế bệnh:
– Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Enterobacteriaceace E. Faecalis S. saprophyticus
– Bình thường khi bàng quang có khoảng 300ml nước tiểu tăng mới có phản xạ kích thích bàng quang co bóp đồng thời cơ thắt bàng quang cũng được mở và nước tiểu tống ra ngoài.
– Đái buốt, đái dắt là do bàng quang bị kích thích bởi yếu tố viêm hoặc yếu tố ngoại lai hoặc do ngưỡng kích thích hạ thấp.
– Viêm bàng quang do vi khuẩn
Triệu chứng: tiểu đau, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, đau bụng dưới, sốt < 390C (102 0F).
Chẩn đoán: mủ niệu, cấy nước tiểu mọc vi khuẩn.
Tiên lượng: tốt ở người bình thường.
– Viêm bàng quang do candida:
Chẩn đoán: mủ niệu nhiều, test nitrite (-), có thể có hồng cầu niệu. Cần xác định chủng candida nếu không phải là albicans.
Chú ý: nếu không đáp ứng điều trị, có thể nhiễm candida ở thận hoặc có búi nấm trong đài – bể thận.
Tiên lượng: bệnh nhân suy giảm miển dịch, có bất thường về đường niệu, bệnh nang thận hoặc sỏi thận thường bị nhiểm trùng tiểu tái phát hoặc nhiểm trùng huyết.
* Điều trị viêm bàng quang cấp
– Do vi khuẩn:
Chú ý: ở cơ địa suy giảm miễn dịch (dùng corticoides kéo dài, tiểu đường, lupus ban đỏhệ thống, xơ gan, bệnh đa u tuỷ) điều trị 3 – 5 ngày. Viêm bàng quang cấp không biến chứng ở người bình thường có thể dùng amoxicilline hoặc TMP-SMX liều duy nhất.
Điều trị: Pyridium 200mg 8h sau bữa ăn x 24 – 48h giúp giảm triệu chứng tiểu đau (lưu ý nước tiểu có màu cam).
Amoxicillin 500mg x uống 4v/ngày x3 ngày
Hoặc
TMP-SMX 1 viên x uống 2 lần/ngày x3 ngày
Hoặc
Quinolone 4 viên/24h x 3 ngày
Ciprofloxacine XR 500mg hoặc Gatifloxacine 400mg hoặc Levofloxacine 500mg.
– Do nấm:
Nấm C. albicans Fluconazone 200mg x 1 liều và sau đó 100mg, 4 lần/24h x 4 ngày
C.albicans kháng fluconazole candida không phải albicans (C.krusei, Lusitaniae, dublinensis, tropicalis, glabrata, lipolytica, guilliermondii)
Amphotericin B 0,3mg/kg (IV) x 1 liều
– Nếu fluconazole không hiệu quả, dùng amphotericin. Ở bệnh nhân STM hoặc lọc máu bị nhiễm candida niệu, tưới rửa bàng quang bằng amphotericin B.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…