Anh trai tôi bị viêm gan B, đái tháo đường phải tiêm insulin tại nhà. Mấy lần về sang nhà chơi thấy để kim sau tiêm tại bàn khiến tôi rất lo lắng vì sợ lỡ tay đụng phải lây viêm gan B. Vậy xin hỏi nếu đụng phải kim tiêm của người viêm gan B cần xử trí như thế nào?
Nguyễn Thu Hiền ( Ninh Bình)
Bệnh viêm gan siêu vi B nếu không được điều trị đầy đủ sẽ để hậu quả nghiêm trọng như: xơ gan, có nước trong ổ bụng, chảy máu đường tiêu hóa do vỡ mạch máu bị giãn, ung thư gan.
Cách lây nhiễm của bệnh viêm gan B cũng giống như nhiễm HIV tức là lây nhiễm theo 3 đường: qua quan hệ tình dục; đường máu (từ đường tiêm chích, dùng chung vật dụng cá nhân như bàn chải răng, dao cạo râu,…); từ mẹ truyền sang con khi mang thai và lúc sinh. Tuy nhiên, đây là những nguồn lây mà mọi người có thể chủ động phòng tránh.
Nếu vô tình dính phải máu bệnh nhân viêm gan siêu vi B vào vết thương hở trên da, cần nên ngay lập tức rửa vết thương dưới vòi nước chảy chừng 3 phút, sau đó để cho máu chảy tự nhiên một lúc (không được nặn cho máu chảy) rồi rửa lại vết thương bằng xà phòng và nước sạch. Tiếp đến là sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70 độ trong 5 phút rồi băng vết thương lại. Tốt nhất nên tránh có sự tiếp xúc với máu người bệnh, đeo găng tay khi tiếp xúc với máu. Trong trường hợp khẩn cấp không có găng tay tại chỗ, nên dùng bao ni lông sạch để thay găng tay, sau đó đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và làm xét nghiệm máu nếu cần.
Bác sĩ Minh Hùng
Nguồn: SKĐS
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…