Chiến dịch trên tập trung chủ yếu vào việc kêu gọi hợp tác giữa các đối tác, các chuyên gia, cũng như huy động nhiều nguồn tài chính nhằm giúp các quốc gia tăng cường kiểm soát virus Zika, ngăn ngừa các biến chứng liên quan, hạn chế nguy cơ lây nhiễm, đề xuất các biện pháp phòng bệnh phù hợp, cũng như chăm sóc sức khỏe cho người bệnh và đặc biệt nghiên cứu để sớm điều chế vaccine và các loại thuốc giúp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Một thai phụ được phát lưới bắt muỗi để phòng chống lây nhiễm virus Zika ở Cali, Colombia ngày 10/2 vừa qua. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Phát biểu trước các nước thành viên Liên hợp quốc trong khuôn khổ cuộc họp Hội đồng Kinh tế xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC), bà Natela Menabde, Giám đốc điều hành Văn phòng đại diện của WHO tại New York của Mỹ, cho biết cần tới 56 triệu USD để triển khai chiến dịch trên.
Trong số tiền trên, có 25 triệu USD được dành để gây quỹ ứng phó chung giữa WHO, Văn phòng WHO khu vực châu Mỹ (AMRO) và Tổ chức Y tế châu Mỹ (PAHO); 31 triệu USD còn nhằm gây quỹ hành động chung giữa các đối tác quan trọng.
Cũng theo bà Menabde, hiện có tới 34 quốc gia ghi nhận các trường hợp nhiễm virus Zika gây dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh, đa phần là các nước thuộc châu Mỹ và vùng Caribe, đặc biệt trong đó 7 quốc gia xác nhận nhiều trẻ sơ sinh mắc bệnh đầu nhỏ.
Đáng quan ngại hơn cả là Brazil, quốc gia xác nhận có hơn 4.700 trường hợp nghi nhiễm mắc chứng đầu nhỏ, song chỉ 1/4 trong số đó được thăm khám kỹ lưỡng. Trước khi dịch bệnh bùng phát, trung bình mỗi năm nước này chỉ có 163 trẻ mắc bệnh này.
Trong diễn biến liên quan cùng ngày, Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Brazil Joao Gomes Cravinho cho biết 28 quốc gia thành viên cam kết đóng góp 10 triệu euro (tương đương 10,7 triệu USD) cho công tác nghiên cứu về virus Zika. Đây là tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp giữa Bộ trưởng Y tế Brazil Marcelo Castro và 24 đại sứ đại diện cho các nước thành viên EU.
Virus Zika thuộc họ virus Flaviviridae, lây nhiễm qua trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes. Triệu chứng phổ biến nhất khi nhiễm virus là sốt, viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ và khớp, phát ban.
Hiện giới y tế đang tập trung nghiên cứu xác định sự liên quan giữa virus này với hiện tượng trẻ sơ sinh có đầu và não nhỏ bất thường và chứng Guillain-Barre gây tê liệt thần kinh, thậm chí tử vong ở trẻ sơ sinh.
Theo Vietnam+
Nguồn: GenK
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…