Categories: Tin tức y học

“Vũ khí” chính để trị hen phế quản

Hen phế quản là bệnh lý hô hấp rất phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt vào mùa đông – xuân là thời gian bệnh thường bùng phát.

Hen phế quản là bệnh lý hô hấp rất phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt vào mùa đông – xuân là thời gian bệnh thường bùng phát. Hiện nay có nhiều thuốc được dùng điều trị cắt cơn cũng như trong kiểm soát bệnh, xin giới thiệu một số thuốc cắt cơn cũng như dự phòng hen phế quản chính hiện nay.

Chống co thắt phế quản

Thuốc hiện nay được sử dụng nhiều và hiệu quả trong việc cắt cơn hen phế quản là các thuốc nhóm kích thích b2 adrenergic (còn gọi là thuốc chủ vận b2). Cơ chế tác dụng của các thuốc trong nhóm này là do thuốc gắn với thụ cảm thể b2 ở màng tế bào cơ trơn phế quản làm hoạt hoá men adenyl cyclase dẫn đến tăng nồng độ AMP vòng và hoạt hoá protein kinase A làm tăng canxi tự do nội bào cuối cùng có tác dụng giãn cơ trơn phế quản.

Các thuốc nhóm này lại được chia thành hai nhóm nhỏ là thuốc tác dụng ngắn và thuốc tác dụng kéo dài.

Thuốc tác dụng ngắn là salbutamol, terbutalin (bricanyl), fenoterol, có khởi phát tác dụng nhanh và thời gian tác dụng trong khoảng từ 4 – 6 giờ.

Thuốc tác dụng kéo dài như salmeterol, formoterol có thời gian tác dụng kéo dài khoảng 12 giờ.

Tốt nhất, nên dùng thuốc cắt cơn hen bằng thuốc nhóm này dưới dạng hộp có liều định chuẩn (MDI) để xịt họng khi có cơn khó thở hoặc dạng ống khí dung.

Ban đêm thường hay có các cơn hen bất chợt và rất nguy hiểm bởi người bệnh đang ngủ, không kịp phản ứng hoặc người thân không biết để hỗ trợ. Do đó nên dự phòng cơn hen về đêm bằng dùng thuốc loại viên salbutamol tác dụng kéo dài hoặc salmeterol uống tối.

Thuốc nhóm methylxanthin cũng là thuốc gây giãn phế quản, nhưng do có một số tác dụng phụ và tác dụng giãn phế quản kém hơn thuốc nhóm kích thích b2 adrenergic, hiện nay ít dùng trong điều trị hen phế quản so với trước đây.

Các dạng thuốc nhóm này hiện nay có trên thị trường thuốc gồm theophylin viên, synthophylin (diaphylin) tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch.

Cơ chế chung của thuốc nhóm này: ức chế men photphodiestease làm tăng AMPc, chống viêm, ức chế thụ cảm thể Adrenosin A1, A2, A3 làm giảm giải phóng các trung gian hoá học như: histamin, leucotrien.

Hiện nay, thuốc trong nhóm này hay dùng để dự phòng cơn hen đêm dưới dạng theophylin tác dụng kéo dài (ví dụ viên theostast 0,1; 0,3) uống vào buổi tối.

Thuốc nhóm kháng cholinergic có tác dụng giãn cơ trơn do ức chế thụ cảm thể muscarinic ở cơ trơn phế quản, ức chế phó giao cảm, tác dụng cắt cơn hen kém hiệu quả hơn so với nhóm kích thích b2, tác dụng chậm hơn nhưng kéo dài hơn.

Hay dùng ipraptopium bromide (hộp xịt họng atrovent) hoặc dùng dạng phối hợp với fenotenol (biệt dược có tên gọi berodual) khí dung 2ml: 2-4 lần trong một ngày hoặc dùng dạng xịt họng đóng trong hộp có liều định chuẩn.

Điều trị cho bệnh nhân hen phế quản.

Các thuốc chống viêm

Đầu tiên có thể kể đến corticosteroid, thuốc có cơ chế ức chế phản ứng viêm trong hen, hiện nay coi là thuốc chính trong điều trị hen phế quản. Tuy vậy, trong điều trị hen hay dùng các thuốc tác dụng tại chỗ vì dùng đường toàn thân (đường uống hay đường tiêm) có nhiều tác dụng phụ nguy hại đặc biệt khi dùng kéo dài.

Các thuốc hay dùng là prednisolon, methyl. Prednisolon dùng đường tiêm trong cơn hen cấp tính nặng pha truyền tĩnh mạch, khi đã cắt cơn dùng thay nhanh bằng đường uống hoặc corticosteroide tại chỗ. Thuốc thường được sử dụng trong bệnh viện và nếu pha uống tại nhà hoặc xịt tại chỗ cũng cần được giám sát chặt chẽ.

Corticosteroide tại chỗ có các loại biệt dược như becotid (beclomethasone), pulmicort (budesonide): dùng dạng xịt hít 400mg chia 2 lần/ngày, nếu hen chưa ổn định có thể tăng đến 2.000mg chia 4 lần/ngày hoặc khí dung.

Hiện nay, xu hướng hay dùng dạng thuốc phối hợp giữa corticoid tại chỗ với một thuốc kích thích b2 adrenergic tác dụng kéo dài. Ống hít symbicort (formoterol với budesonide) hoặc hộp xịt seretide (salmeterol với fluticasone) để kiểm soát hen, nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị, kết quả kiểm soát hen rất tốt.

Tuy nhiên, khi bệnh nhân có các triệu chứng hô hấp nghi ngờ bị bệnh hen phế quản thì cần đến các cơ sở chuyên khoa hô hấp để được bác sĩ chẩn đoán bệnh, đánh giá mức độ nặng của bệnh, tư vấn cách điều trị dự phòng cũng như cách dùng thuốc để kiểm soát bệnh một cách triệt để.

TS. Đình Tiến

Nguồn: SKDS

adminyhoc

Recent Posts

Giải pháp loại bỏ chứng ợ hơi liên tục do SIBO

Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…

19 hours ago

Viêm miệng mủ sùi cảnh báo viêm loét đại tràng

Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…

1 day ago

Tác động từ môi trường gây tổn thương gan

Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…

1 day ago

Tiêu thụ nhiều muối gây tổn thương gan

Muối rất cần thiết đối với cơ thể tuy nhiên thừa muối gây ra nhiều…

1 day ago

Công nghệ sinh học giải độc cho gan

Theo thống kê của WHO đến thời điểm hiện tại toàn cầu có hơn 300…

2 days ago

Bí quyết giải độc gan từ các loại cây thảo dược

Gan đảm nhiệm vai trò thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể…

2 days ago