Categories: Thuốc

Vỏ quế tiêu thực, hồi dương

Trong y học cổ truyền, quế được coi là một trong 4 vị thuốc quý (sâm, nhung, quế, phụ) có vị ngọt cay, mùi thơm, tính nóng…

Trong y học cổ truyền, quế được coi là một trong 4 vị thuốc quý (sâm, nhung, quế, phụ) có vị ngọt cay, mùi thơm, tính nóng, có tác dụng hồi dương, thông huyết mạch, diệt khuẩn, làm nóng, giảm đau, tiêu thực, chống nôn, giải độc.

Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ thân hoặc vỏ cành. Vỏ thân là quế loại tốt nhất. Vỏ ở cành to là quế thượng biểu, vỏ ở cành nhỏ là quế chi. Liều dùng hàng ngày 2-6g, có khi hơn dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

Chữa suy nhược cơ thể do bệnh đường tiêu hóa: quế 4g, đảng sâm, bạch truật, hoàng kỳ, đại táo mỗi vị 12g, trần bì, ngũ vị tử mỗi vị 6g; cam thảo 4g, gừng 2g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa dương hư, khí lực suy giảm, liệt dương, di tinh: quế 12g, thục địa 24g, sơn thù, hoài sơn, bạch linh mỗi vị 16g, mẫu đơn, trạch tả mỗi vị 8g. Tất cả tán bột làm viên, mỗi ngày 30-40g. Có thể sắc uống.

Chữa thấp khớp mạn tính: quế 12g, rễ cỏ xước 40g, hy thiêm 20g, thổ phục linh 20g, cỏ nhọ nồi 16g, ngải cứu 12g, thương nhĩ tử 12g, thiên niên kiện 12g, tất cả sao vàng, sắc đặc, ngày uống 1 thang, trong 7-10 ngày liền.

Hoặc: quế chi 8g, độc hoạt, tang ký sinh, tần giao, bạch linh, phòng phong, tục đoạn, ý dĩ, bạch thược, xuyên khung, ngưu tất, thục địa, đảng sâm mỗi vị 12g, xuyên khung 8g, cam thảo, tế tân mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa viêm khớp dạng thấp: quế, bạch thược, thương truật, phòng phong, tri mẫu mỗi vị 12g; gừng tươi, ma hoàng, hoắc quế phụ mỗi vị 8g; cam thảo 6g, sắc uống ngày 1 thang.

Chữa viêm phế quản mạn tính: quế 12g, phục linh 16g, bạch truật 6g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa nhồi máu cơ tim: quế 6g, đương quy, đan sâm, nhục thung dung, ba kích mỗi vị 12g, phụ tử (chế), nhân sâm đều 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa đái tháo đường: quế 3g, sơn dược 15g, phụ tử chế 12g, phục linh 12g, sơn thù 10g, trạch tả 10g, sinh địa 10g, mẫu đơn bì 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

DS. Mai Thu Thủy

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

SIBO có gây ra GERD hay không? SIBO và bệnh trào ngược ạ dày thực quản có liên quan như thế nào

Người nào có triệu chứng ợ nóng biết rằng họ sẽ làm bất cứ điều…

9 hours ago

Bệnh Crohn, Viêm loét đại trực tràng và SIBO: Mối liên hệ là gì?

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng hoặc vấn đề…

1 day ago

Bệnh ung thư tiến triển từ vi khuẩn đường ruột ở người béo phì

Theo các số liệu thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO) cho…

3 days ago

Tập thể dục tác động đến hệ vi sinh đường ruột như nào?

Lời khuyên của chúng tôi là bạn không cần một thói quen tập thể dục…

3 days ago

Tương tác hai chiều giữa hệ vi sinh đường ruột và sự gần gũi của các cặp đôi

Các nhà khoa học đã phát hiện quần thể vi khuẩn sống trong ruột non…

4 days ago

Tổ hợp các căn bệnh về đường ruột

Bệnh đường ruột có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào gồm nhiều…

5 days ago