Categories: Tin tức

Virus Zika tiềm ẩn trong cộng đồng dân cư Việt Nam

Dịch Zika có nguy cơ cao lan rộng, chủng virus phát hiện tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực có nguồn gốc châu Á, không phải xâm nhập từ bên ngoài.

Chiều 19/9, Bộ trưởng Y tế các nước ASEAN đã tổ chức cuộc họp trực tuyến ứng phó với dịch Zika. Tổ chức Y tế Thế giới nhận định dịch bệnh do virus Zika có nguy cơ lan rộng. Việt Nam cũng không nằm ngoài nguy cơ đó.

Theo Bộ trưởng Tiến, chính thức Việt Nam ghi nhận 3 ca nhiễm Zika lây từ trong nội địa. Nguy cơ là virus Zika tồn tại trong nội địa, không phải xâm nhập từ bên ngoài. 2 người nước ngoài nhiễm Zika nhưng chưa rõ thời gian bị nhiễm.

Kết quả giải trình tự gene cho thấy, mẫu virus tại Khánh Hòa có nguồn gốc từ châu Á và mẫu virus tại TP HCM có nguồn gốc từ châu Mỹ. Theo báo cáo của Cục Y tế Dự phòng, tại Việt Nam, đến ngày 16/9, hệ thống giám sát dịch bệnh đã xét nghiệm gần 3.000 mẫu bệnh phẩm tại 45 tỉnh, thành phố và đã phát hiện 3 trường hợp dương tính với virus Zika tại TP HCM, Khánh Hòa, Phú Yên.

Bộ Y tế nhận định các ổ dịch virus Zika ở Việt Nam hiện nay là các ca bệnh đơn lẻ, sắp tới có thể tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc bệnh mới. 

Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á ghi nhận các ca bệnh trong 2 năm gần đây. Từ cuối tháng 8 đến nay, tại Singapore đã bùng phát dịch với số bệnh nhân tăng nhanh với 368 ca. Kết quả giải trình tự gene cho thấy đây là chủng virus có nguồn gốc châu Á từng lưu hành trong những năm 1960, không phải chủng xâm nhập từ châu Mỹ.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: T.D. 

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, dịch bệnh do virus Zika lan tràn khá rầm rộ ở các nước xung quanh. Chủng virus phát hiện không phải lan truyền từ các nước Nam Mỹ mà có nguồn gốc châu Á từng lưu hành tại một số nước trước đó. Trong khi đó, mật độ muỗi Aedes ở nước ta cao, là trung gian truyền 3 bệnh gồm Zika, sốt xuất huyết và Chikungunia.

“Việt Nam cố gắng không để dịch lớn xảy ra. Để khống chế dịch, cần diệt ổ chứa muỗi, loăng quăng; tránh muỗi đốt, tổ chức chiến dịch diệt muỗi, bọ gậy tại 63 tỉnh, thành”, Bộ trưởng Tiến nói.

Bộ Y tế cũng tăng cường lấy mẫu xét nghiệm trong cộng đồng, bệnh viện, người có nguy cơ đi từ vùng dịch về và lấy mẫu muỗi.

Đại diện các quốc gia tham dự họp đã thống nhất dự thảo bản Tuyên bố chung về hành động phòng chống dịch. Theo đó, các nước tăng cường hệ thống giám sát của quốc gia và đẩy mạnh cơ chế đánh giá nguy cơ hiện có của khu vực với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Các nước chia sẻ thông tin nhằm đánh giá nguy cơ một cách chính xác; nghiên cứu, chia sẻ phát hiện mới và bài học kinh nghiệm liên quan đến dịch bệnh do virus Zika.

Nam Phương

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Tổ hợp các căn bệnh về đường ruột

Bệnh đường ruột có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào gồm nhiều…

1 day ago

Ảnh hưởng của chế độ ăn uống, tập luyện lên hệ vi sinh đường ruột khi cơ thể bị lão hóa

Hệ vi sinh đường ruột chứa rất nhiều vi khuẩn và các vi sinh vật…

1 day ago

Tập thể dục giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột như nào

Các nhà nghiên cứu cho biết họ nhận thấy những thay đổi trong hệ vi…

2 days ago

Mối liên hệ giữa vi khuẩn đường ruột và tốc độ lão hóa

Lão hoá là quy luật tự nhiên của con người. Theo thời gian, ai cũng…

2 days ago

Đường ruột khoẻ tinh thần vui vẻ an yên

Khi đường ruột khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột cân bằng giúp cho tinh…

4 days ago

Các chủng vi khuẩn đường ruột liên quan đến đột quỵ, khả năng chậm phục hồi sau biến chứng

Mối liên hệ giữa một số vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột liên…

4 days ago