Trước sự lo ngại về virus Zika liên quan đến hội chứng đầu nhỏ ở những phụ nữ mang thai, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã ban hành hướng dẫn tạm thời chăm sóc phụ nữ mang thai trong bối cảnh dịch bệnh do virus Zika.
Chăm sóc thai nhi từ trong bụng mẹ
Theo đó, phụ nữ mang thai cần được khám thai, quản lý thai theo quy định, khám ít nhất 4 lần trong cả thai kỳ tại các thời điểm: lần đầu càng sớm càng tốt trong 3 tháng đầu, lần 2 trong 3 tháng giữa, lần 3 và 4 trong 3 tháng cuối. Đối với phụ nữ mắc virus Zika, cần siêu âm lại sau mỗi tháng hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, trong thời gian 3 tháng đầu, siêu âm sẽ đánh giá chính xác tuổi thai và đánh giá hình thái học thai nhi để phát hiện đầu nhỏ.
Trong quá trình siêu âm, nếu có dấu hiệu nghi ngờ hoặc bất thường về não như giãn não thất, vôi hóa, teo não, không xác định được các bộ phận của não, cần chuyển đến cơ sở có khả năng chẩn đoán trước sinh để chẩn đoán xác định đầu nhỏ, cân nhắc tiến hành chọc ối hoặc các thăm dò khác để sàng lọc các dị tật bẩm sinh.
Nếu chẩn đoán xác định có chứng đầu nhỏ, thai phụ phải thực hiện thêm các thăm dò khác để hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân và phát hiện các dị tật khác. Cán bộ y tế có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin và tư vấn cho thai phụ và người nhà để gia đình tự quyết định.
Đối với phụ nữ dự định có thai, Bộ Y tế khuyến cáo không nên đi đến vùng dịch khi không thực sự cần thiết. Các cặp vợ chồng, bạn tình đang sống tại vùng có dịch hoặc trở về từ vùng có dịch nếu có ý định mang thai cần đến cơ sở y tế khám và tư vấn trước khi quyết định mang thai.
Khi nào cần đi khám?
Bộ Y tế không hạn chế việc đi lại của người dân giữa các khu vực và địa phương. Tuy nhiên, người đi/đến/về từ vùng có dịch bệnh do virus Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày. Nếu có biểu hiện bệnh, người dân cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn, điều trị.
Người đang sinh sống ở vùng có dịch bệnh hoặc đi/đến/về từ vùng dịch do virus Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) trong ít nhất 28 ngày để phòng lây truyền virus Zika qua đường tình dục.
Riêng những phụ nữ đang mang thai sống tại vùng dịch hoặc đi, về từ vùng dịch nếu có các biểu hiện triệu chứng như sốt, phát ban, đau mỏi cơ, khớp, viêm kết mạc cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn.
Sáng 5/4, Bộ Y tế công bố hai ca bệnh đầu tiên nhiễm virus Zika tại Việt Nam là phụ nữ 64 tuổi ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) và thai phụ 33 tuổi ở phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 TP HCM.
Nữ bệnh nhân tại Khánh Hòa chưa từng đến vùng có dịch và không tiếp xúc với khách nước ngoài. Còn bệnh nhân thứ hai mang thai 8 tuần có chồng làm việc ở Maylaysia về Việt Nam được 14 ngày nhưng anh này không có biểu hiện nhiễm bệnh. Hiện tại, sức khỏe của hai bệnh nhân này đều bình thường và điều trị tại nhà.
Hà Quyên
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…