Categories: Tin tức

Việt Nam đang hướng tới ghép đầu người

GS.TS Trịnh Hồng Sơn- Phó Giám đốc BV Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (VNCCHOT) thông tin như vậy sáng 12/1 tại cuộc sinh hoạt khoa học về ghép tạng dành cho báo giới.

GS.TS Trịnh Hồng Sơn. Ảnh: T.N.Kha.

Theo ông Sơn, “đây là một ý tưởng vô cùng táo bạo và hết sức khó khăn, tuy nhiên chúng tôi vẫn quyết tâm làm. Trên thế giới, các bác sĩ mới chỉ dừng lại ở ghép đầu chuột và các động vật khác nhưng mới chỉ duy trì được sự sống cho chúng chỉ được vài chục giờ sau ghép”. Duy nhất chỉ có một chuyên gia y tế ở Mỹ không ủng hộ ý tưởng này. Ông cho rằng, “sau ca ghép đầu sẽ là một sự sống tồi tệ hơn cái chết”. Tuy nhiên, nhớ lại những ngày đầu tiên tiến hành nghiên cứu ghép tạng, ban đầu các bác sĩ cũng vấp phải những quan điểm phản đối tương tự. Và bây giờ, loài người đã có thể tự tin đi trên lộ trình này mà đem lại sự sống vui vẻ cho bao nhiêu con người có số phận kém may mắn. Dự kiến năm 2017, tại Italia, các bác sĩ trên thế giới sẽ tiến hành ca ghép đầu đầu tiên. Để chuẩn bị cho sự kiện này, 150 bác sĩ đến từ các nước đã được cử đi đào tạo một khóa học trong vòng 2 năm. “Nếu không có trở ngại gì đáng kể, chúng tôi cũng sẽ bắt tay vào công việc khó khăn này sớm nhất có thể” – GS Sơn nói.

Tại hội nghị này, GS.TS Trịnh Hồng Sơn thêm một lần nữa đề nghị, những người bị chết não thì nên cho tạng. Kể từ khi thành lập năm 2011 đến nay, VNCCHOT liên tục có những động thái vận động hiến tạng đến với tất cả các thành phần xã hội. Trong các khoản chi phí thường xuyên ở đây, công tác tuyên truyền, đào tạo được chi cho nhiều nhất. Tại 17 tỉnh được Trung tâm đến đào tạo và tuyên truyền, một tỷ lệ đáng kể các học viên đã mạnh dạn đăng ký hiến tạng ngay sau khóa học, trong đó có nơi như một huyện ở tỉnh Hà Tĩnh đã đưa vấn đề hiến tạng vào nghị quyết Đảng bộ địa phương.

Nhiều người cần tạng để ghép.

Kể từ khi ca ghép gan đầu tiên được tiến hành năm 1962, cho đến 5 năm sau, thế giới mới có ca ghép tạng đầu tiên thành công. Còn ở Việt Nam, chúng ta đã thành công ngay từ ca ghép gan đầu tiên vào năm 1992. Phải sống! Đó là mệnh lệnh thường ngày từ trái tim mỗi người bác sĩ phẫu thuật ghép tạng. Chính nhờ vịn vào đó mà các bác sĩ BV Việt Đức trong nhiều năm qua đã cứu sống nhiều người sau khi tiến hành hàng trăm ca ghép thận, gan, tim… cho họ. Cho tạng từ người sống là chuyện đã từng xảy ra từ lâu nhưng cho tạng từ người chết não mới rộ lên ở nước ta thành phong trào từ năm 2010 đến nay, nhất là từ khi VNCCHOT được thành lập và đó được coi là bước ngoặt của ghép tạng Việt Nam.

Theo GS Trịnh Hồng Sơn, ghép tạng không là công của riêng ai mà đó là công của cả một tập thể, ở đó, có sự hiệp đồng hết sức chặt chẽ, hiệu quả giữa những bác sĩ chuyên khoa cực giỏi. “Trong 4 điều kiện để ghép tạng thành công thì ngành y tế chúng tôi đảm nhận 3 là đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên, điều kiện trang thiết bị, và bệnh nhân có chỉ định ghép. Chỉ còn duy nhất người cho tạng hiên nay đang thiếu vô cùng. Tại BV Việt Đức, thường ngày có đến gần 80% số bệnh nhân nặng được cho là chết não nhưng lại không được chấp thuận cho tạng mà lại được người nhà xin về để chết ở nhà", ông Sơn cho biết.

“Chết là một khái niệm mà ngay trong hàng ngũ bác sĩ, điều dưỡng còn có không ít người chưa thấu hiểu, rằng khi đó, con người ta không còn khả năng sống được nữa. Cứ thấy điện tâm đồ vẫn còn hoạt động là người ta hay liên tưởng đến câu “còn nước còn tát” và không có mấy người chấp nhận cho tạng để cứu người khác”.

Trần Ngọc Kha

Nguồn: Đại đoàn kết

adminyhoc

Recent Posts

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

6 hours ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

1 day ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

2 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

2 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh lý của cơ thể

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago