Tiêu hóa

Viêm ruột E coli: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm ruột E coli là tình trạng viêm ruột non do vi khuẩn Escherichia coli (E coli). Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy.

Nguyên nhân

E. coli là một loại vi khuẩn sống trong ruột người và động vật. Bình thường, nó không gay hại đối với cơ th. Tuy nhiên, một số chủng E coli nhất định có thể gây ngộ độc thực phẩm. Chủng E coli O157:H7 có thể gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.

Vi khuẩn có thể xâm nhập vào thức ăn theo nhiều cách khác nhau:

+ Thịt hoặc gia cầm có thể tiếp xúc với vi khuẩn bình thường từ ruột của động vật trong khi chế biến.

+ Nước sử dụng trong quá trình trồng trọt hoặc vận chuyển có thể chứa chất thải của động vật hoặc con người.

+ Thực phẩm có thể được xử lý theo cách không an toàn trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.

+ Việc xử lý hoặc chuẩn bị thực phẩm không an toàn có thể xảy ra ở các cửa hàng tạp hóa, nhà hàng hoặc tại nhà.

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra sau khi ăn hoặc uống khi:

+ Thức ăn được chế biến bởi người không rửa tay kỹ.

+ Thực phẩm được chế biến bằng dụng cụ nấu ăn, thớt hoặc các dụng cụ khác không sạch sẽ.

+ Các sản phẩm từ sữa hoặc thực phẩm có chứa sốt mayonnaise (chẳng hạn như xà lách trộn hoặc salad khoai tây) để ngoài tủ lạnh quá lâu.

+ Thực phẩm đông lạnh hoặc để trong tủ lạnh không được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp hoặc không được hâm nóng đúng cách.

+ Xâm nhập qua cá hoặc hàu.

+ Trái cây hoặc rau sống chưa được rửa sạch.

+ Nước ép rau hoặc trái cây tươi và các sản phẩm từ sữa.

+ Thịt hoặc trứng chưa nấu chín.

+ Nước giếng, suối, nước thành phố, thị trấn chưa được xử lý.

Mặc dù không phổ biến nhưng E coli có thể lây từ người này sang người khác khi một người không rửa tay sẽ sau khi đi tiêu chạm vào đồ vật khác hoặc tay của người khác.

Triệu chứng

Các triệu chứng xảy ra khi vi khuẩn E coli xâm nhập vào ruột. Hầu hết các triệu chứng phát triển từ 24 đến 72 giờ sau khi bị nhiễm bệnh. Triệu chứng phổ biến nhất là tiêu chảy đột ngột, nghiêm trọng và thường có máu.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

+ Sốt

+ Ợ hơi

+ Ăn mất ngon

+ Đau bụng

+ Nôn mửa (hiếm)

Các triệu chứng nhiễm trùng E coli hiếm gặp nhưng nghiêm trọng bao gồm:

+ Những vết bầm tím dễ xảy ra

+ Da nhợt nhạt

+ Nước tiểu màu đỏ hoặc có máu

+ Giảm lượng nước tiểu

+ Suy thận

Kiểm tra và xét nghiệm

Bác sỹ sẽ thực hiện kiểm tra toàn bộ. Nuôi cấy phân có thể được thực hiện để kiểm tra vi khuẩn E coli gây bệnh.

Điều trị

Bệnh nhân sẽ khỏi các loại nhiễm trùng E coli phổ biến nhất trong vòng vài ngày. Mục tiêu của việc điều trị là giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn và tránh tình trạng mất nước. Cần uống đủ nước và xem những gì nên ăn sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái.

Bệnh nhân cần phải:

+ Kiểm soát tiêu chảy

+ Kiểm soát buồn nôn và nôn

+ Nghỉ ngơi nhiều

Có thể uống bù nước điện giải để thay thế nước và khoáng chất bị mất do nôn mửa và tiêu chảy. Bù nước điện giải có thể mua ở hiệu thuốc.

Có thể tự làm hỗn hợp bù nước bằng cách hòa tan (3 gam) muối, nửa thìa cà phê (2,5 gam) baking soda và 4 thìa canh (50 gam) đường trong 4¼ cốc (1 lít) nước.

Có thể cần truyền dịch qua tĩnh mạch (IV) nếu bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc nôn mửa và không thể uống hoặc giữ đủ nước trong cơ thể. Bệnh nhân cần được cấp cứu ngay nếu mất nước cấp.

Nếu dùng thuốc lợi tiểu hãy hỏi ý kiến bác sỹ. Bệnh nhân có thể cần phải ngừng dùng thuốc lợi tiểu khi bị tiêu chảy. Không được tự ý dừng hoặc thay đổi thuốc mà không được sự đồng ý của bác sỹ. Có thể mua thuốc tại hiệu thuốc để giúp ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình tiêu chảy. Không sử dụng các loại thuốc này mà không xin chỉ định của bác sỹ nếu bệnh nhân bị tiêu chảy ra máu hoặc sốt. Tránh xa tầm tay trẻ em

Tiên lượng

Hầu hết sẽ khỏi bệnh sau vài ngày mà không cần điều trị. Một số loại E coli không phổ biến có thể gây thiếu máu trầm trọng hoặc suy thận.

Khi nào cần khám bác sỹ

Hãy liên hệ với bác sỹ để đặt lịch hẹn nếu:

+ Không thể cầm đi ỉa chảy.

+ Tình trạng tiêu chảy không thuyên giảm sau 5 ngày (2 ngày đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ) hoặc trở nên nặng hơn.

+ Trẻ đã nôn hơn 12 giờ (ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, hãy gọi ngay khi bắt đầu nôn mửa hoặc tiêu chảy).

+ Bệnh nhân bị đau bụng không giảm sau khi đi tiêu.

+ Bệnh nhân bị sốt trên 38,3°C hoặc trẻ em sốt trên 38°C kèm theo tiêu chảy.

+ Gần đây đã đi du lịch nước ngoài và bị tiêu chảy.

+ Thấy máu hoặc dịch nhày trong phân.

+ Xuất hiện các triệu chứng mất nước như không đi tiểu (hoặc tã khô ở trẻ), khát nước, chóng mặt hoặc choáng váng.

+ Xuất hiện các triệu chứng mới.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Hội chứng ruột kích thích IBS và bệnh viêm ruột IBD

Viêm ruột hoại tử do Clostridial nguy hiểm như thế nào?

Viêm ruột ở người lớn, những điều cần biết

Bí quyết cải thiện hệ tiêu hoá không cần dùng thuốc

Yhocvn.net (Lược dịch medlineplus)

bien tap

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago