Viêm loét đại tràng là căn bệnh phổ biến như bệnh dạ dày. Nguyên nhân căn bệnh này xuất phát từ việc ăn uống hàng ngày của mọi người.
Rượu
Rượu là loại đồ uống vẫn bị nhiều người sử dụng vô tội vạ. Rượu ảnh hưởng đến sức khỏe, nặng nhất là trường hợp ngộ độc gây bệnh đau dạ dày, thần kinh, mắt hoặc đột quỵ hôn mê. Việc uống nhiều rượu tác động hệ thống thần kinh ảnh hưởng đến các dây thần kinh giao cảm chi phối hệ tiêu hóa.
Khi uống rượu vào cơ thể, nó sẽ làm thay đổi nhu động ruột. Khi đó, chất nhầy ở niêm mạc đại tràng bị cạn kiệt khiến cho vi khuẩn hoạt động gây nên viêm loét, đau bụng, tiêu chảy.
Nhiệm vụ của dạ dày là nghiền nát thức ăn để tiêu hóa. Trong khi việc tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể lại chủ yếu ở đại tràng và ruột non. Nếu uống rượu, lượng cồn có trong rượu sẽ đi vào ruột gây rối loạn tiêu hóa. Quá trình này kéo dài khiến lợi khuẩn bị giảm nên đường ruột sẽ bị viêm loét mỗi ngày.
Đậu
Đậu và các loại cây họ đậu rất giàu dinh dưỡng với cơ thể. Tuy nhiên, trong các loại hạt họ đậu đều chứa lượng chất xơ lớn. Nếu ăn không cẩn thận có thể khiến đậu gây đầy hơi và khó chịu cho hệ tiêu hóa. Cho nên để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, bạn nên chia khẩu phần ăn vừa phải hoặc bạn xay nhỏ ra để uống giúp dễ tiêu hóa hơn.
Tuy nhiên, người mắc bệnh đại tràng vẫn cần bổ sung đủ chất xơ để đảm bảo quá trình tiêu hóa được thuận lợi.
Thịt mỡ
Thịt mỡ có tác dụng tốt với hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, các chất béo thường gây đầy bụng và khó tiêu hóa. Người bị bệnh viêm đại tràng nếu để táo bón, khó tiêu hóa sẽ càng khiến vết loét thêm viêm, đau, thậm chí chảy máu.
Do đó, người bị đại tràng chỉ nên ăn khoảng 15g chất béo mỗi ngày. Ngoài ra, người bị đại tràng cũng cần tránh các món chiên xào nhất là dùng mỡ động vật như mỡ heo và mỡ bò. Lượng chất béo đưa vào cơ thể cũng cần tham khảo tư vấn chính xác của bác sĩ.
Ăn đồ cất trữ quá lâu
Việc tích trữ đồ ăn trong tủ lạnh là thói quen mà nhiều người vẫn làm. Tuy nhiên, với người bị viêm loét đại tràng cần phải chú ý tránh ăn các đồ ăn tích trữ quá lâu trong tủ lạnh hoặc các đồ ăn đã để qua đêm hay vài ngày. Khi ăn những thức ăn ngày càng dễ khiến ruột bị kích thích gây đau. Chỉ nên ăn đồ để trong tủ lạnh sau khi nấu chín khoảng 1-2 ngày.
Mặt khác, để đồ ăn quá lâu trong tủ lạnh dễ dẫn đến nhiễm khuẩn. Thậm chí, ăn đồ ăn quá lạnh còn gây đau bụng, viêm họng.
Các đồ ăn có chất cay
Đồ ăn cay nóng như ớt cay, hạt tiêu cực kỳ kỵ với những người mắc bệnh ở đường tiêu hóa như dạ dày, đại tràng. Khi đồ ăn nóng, cay đi vào hệ tiêu hóa càng khiến cho vết viêm loét thêm nặng.
Những loại gia vị có chứa nhiều chất béo cũng nên tránh vì chúng làm cho quá trình tiêu hóa thêm ì ạch và nặng nề.
Anh Minh (Tổng hợp)
Nguồn: Emdep
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…