Cây hẹ có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo… Hẹ là loại rau không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn mà còn là cây thuốc chữa bệnh. Bộ phận dùng và chế biến làm thuốc cả cây.
Cây hẹ có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo… Hẹ là loại rau không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn mà còn là cây thuốc chữa bệnh. Bộ phận dùng và chế biến làm thuốc cả cây. Theo nghiên cứu hiện đại, trong 1kg hẹ có 5-10g đạm, 5-30g đường, 2g vitamin A, 89g vitamin C, 2,6g canxi, 2,2g phốt pho. Đặc biệt, trong lá hẹ có rất nhiều chất xơ, có tác dụng giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Còn theo Đông y, lá hẹ để tươi có tính nhiệt, nhưng khi nấu chín ăn lại có tính ôn (ấm), vị cay, đi vào các kinh can, tỳ và vị; tác dụng ôn trung, hành khí, tán độc, chữa ho cho trẻ, tiêu hóa kém, trĩ sưng đau, ra mồ hôi trộm, đi tiểu nhiều lần… Còn hạt và rễ hẹ cũng có tính ấm, vị cay ngọt, đi vào kinh can, thận, chữa đái dầm, táo bón, trị giun kim…Củ hẹ tác dụng ôn trung, kiện vị, hành khí…
Cây hẹ. |
Đơn thuốc có sử dụng cây hẹ:
Chữa ho trẻ em: Lấy lá hẹ tươi đem cắt nhỏ, cho đường phèn vào cùng một bát, sau cho vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 – 3 lần.
Chữa hen suyễn (khó thở): Lá hẹ một nắm giã nát, lấy nước uống hay sắc lên để uống.
Chữa chứng táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ. Mỗi lần uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần.
Cảm mạo, ho do lạnh: Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước
Trị chứng đái dầm ở trẻ em: Nấu cháo rễ hẹ. Rễ hẹ tươi 25g, gạo 50g, rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.
Chữa đau răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
Trị giun kim: Rễ hẹ một nắm giã lấy nước cho uống.
Trĩ sưng đau: Một nắm to lá hẹ cho vào nồi đất cùng với nước, dùng lá chuối bịt kín nồi, đun đến khi sôi thì nhấc xuống, chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi bay lên thì đổ hẹ ra chậu ngâm rửa hậu môn.
Chữa ra mồ hôi trộm: Lá hẹ tươi 200g, thịt rắn 100g. Hai thứ đem cùng hấp chín, nêm gia vị vừa đủ để ăn. Cần dùng hàng ngày.
Đi tiểu nhiều lần: Lá hẹ, cây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử. Mỗi vị 40g, đem phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g. Ngày uống 2 lần với nước ấm.
Chữa phụ nữ âm đạo tiết ra chất dịch: 100g củ hẹ giã nát, vắt lấy nước cốt, trộn đều với 1 quả trứng gà, cho chút đường vào và để bát vào nồi cơm hấp chín. Ngày ăn 1 lần, cần ăn liên tục trong 5 ngày.
Bị chín mé càng cua (nhiễm trùng sưng tấy đầu móng tay): Hẹ dùng cả củ và rễ, giã nát, xào rượu chườm, bó, băng lại chỗ bị lên càng cua. Ngày thay băng 3 – 4 lần.
Bác sĩ Minh Hằng
Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…
Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…
Muối rất cần thiết đối với cơ thể tuy nhiên thừa muối gây ra nhiều…
Theo thống kê của WHO đến thời điểm hiện tại toàn cầu có hơn 300…
Gan đảm nhiệm vai trò thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể…
Sắc mặt và âm lượng giọng nói phản ánh sức khoẻ của mỗi người. Người…