Categories: Dinh dưỡng

Vị thuốc sò huyết chữa đau dạ dày, ợ chua

Sò huyết chứa nhiều chất dinh dưỡng, với nguồn chất đạm phong phú, ít mỡ, nhiều chất khoáng, có tác dụng tốt với bệnh tăng huyết áp, suy nhược.

Theo Đông y, sò huyết có vị ngọt, mặn, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, ôn trung, kiện vị, chữa chứng huyết hư, thiếu máu, viêm loét dạ dày – tá tràng, tiêu hóa kém.

.

Chữa cơ thể suy nhược, lao phổi: thịt sò huyết 100 gram, nấu chín hoặc phối hợp với lá hẹ 100 gram, ninh nhừ, ăn làm 2 lần trong ngày.

Chữa kinh nguyệt ra nhiều: thịt sò huyết 100 g nấu với thịt lợn 50 gram, ăn trước khi hành kinh.

Chữa tăng huyết áp, béo phì: thịt sò huyết 100 gram, thảo quyết minh 50 gram, nấu chín ăn 1 bữa trong ngày.

Chữa đau dạ dày, ợ chua: vỏ sò huyết tán bột. Ngày uống từ 12 – 20 gram dưới dạng nước sắc, uống trước bữa ăn… Chữa đại tiện ra máu: bột vỏ sò ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15 gram, uống với nước ấm.

Chữa cam răng: bột vỏ sò uống ngày 3 lần sáng, trưa, tối, mỗi lần 3-5 gram. Chữa tụ máu, bầm tím: bột vỏ sò ngày uống 2 lần (sáng và tối), mỗi lần 10-15 gram, uống với nước ấm, có thể hòa chút rượu trắng uống.

Tuy nhiên, sò huyết cũng giống như các loại sò sống trong bùn và nước, chắc chắn sẽ mang nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng và có thể bị ô nhiễm kim loại nặng cũng như các chất thải độc hại nếu nuôi ở vùng nước ô nhiễm.

Nấu sò không kỹ, các vi khuẩn như tả, e.coli, giun… có thể còn sống, gây nhiễm trùng tiêu hoá, ngộ độc, dị ứng… cho người ăn. Chưa kể, do sống trong môi trường nước ô nhiễm thì một số loại sò huyết còn bị nhiễm kim loại nặng và các loại chất thải có trong nước.

Trong sò chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Sò huyết mang trong mình vi khuẩn viêm gan và thương hàn. Mặc dù chúng ta luộc sò huyết và cho sôi nhanh song vẫn không ngăn được những mầm bệnh chết người có trong sò huyết, bao gồm cả bệnh lị.

Cháo sò huyết: gạo tẻ 200 gram, sò huyết tươi 500 gram, trứng vịt muối 1 quả, gừng, gia vị, hành, hạt tiêu. Sò huyết rửa sạch bùn đất, đun sôi nước rồi thả vào, ngâm 5 phút vớt ra, cạy lấy thịt. Sau đó xào sò huyết với dầu, hành gia vị cho thơm. Gạo tẻ nấu nhừ thành cháo. Khi cháo chín, cho trứng muối và sò huyết vào khuấy đều là dùng được.

Sò huyết xào mì: mì (nui) 100 gram, sò huyết 100 gram, cà chua, nấm rơm, hành tây, gia vị vừa đủ. Thịt sò huyết sốt cùng với cà chua, nấm rơm thái nhỏ. Phi thơm tỏi rồi cho mì (nui) đã luộc chín vào xào. Trút mì ra đĩa, cho hỗn hợp sò huyết xào nấm, cà chua lên trên, trộn đều. Ăn nóng.

Sò huyết sốt me: sò huyết 1 kg, me chín 300 gram, đường, muối, tỏi, gia vị vừa đủ. Sò huyết rửa sạch, để ráo nước. Me chín bỏ hạt. Sò huyết hấp, lấy thịt. Phi hành tỏi rồi cho sò huyết, me chín xào to lửa, nêm gia vị, ăn nóng.

Thịt sò và vỏ sò đều được y học cổ truyền dùng làm thuốc. Vỏ sò đã lấy hết thịt, rửa sạch, đập vụn cho vào nồi đất trát kín, nung đến khi đỏ hồng. Lấy ra để nguội, tán nhỏ, rây bột mịn hoặc nhúng ngay vỏ sò đang hồng vào giấm với tỷ lệ 1 kg vỏ sò với 100 ml giấm rồi tán bột mịn.

Theo Liên Kiều/ Báo Nông nghiệp
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

1 day ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

4 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

5 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

5 days ago