Mẹ

Vì sao sau khi sinh các sản phụ đều ăn canh rau ngót

Trong mâm cơm cữ của các sản phụ sau sinh em bé luôn xuất hiện món canh rau ngót. Nhưng không phải ai cũng biết rau ngót có tác dụng gì trong mâm cơm cữ của các mẹ mới sinh con.

Rau ngót có tên khoa học là Sauropus androgynus hay còn được gọi với cái tên khác chẳng hạn như Katuk (Malaysia), Mani cai (Trung Quốc), Kerakur (Madura),….Đây là một loại cây được trồng khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á và châu Á.

Trong đông y, rau ngót có tính lạnh, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ máu, nhuận tràng, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hoá ứ, bổ huyết, cầm huyết, sót rau thai,…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết rau ngót chứa nhiều protein, axit amin, chất béo, chất xơ, vitamin C, vitamin B, vitamin A và canxi còn lại là các carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, còn chứa một lượng nhỏ natri, kali, phốt pho, sắt, magiê, đồng, kẽm, mangan, và coban.

Theo kinh nghiệm dân gian, bà đẻ ăn rau ngót sẽ nhanh chóng tống hết sản dịch ra khỏi cơ thể. Vậy liệu có phải rau ngót chỉ có tác dụng tống hết sản dịch ra khỏi cơ thể hay còn có tác dụng nào khác với các sản phụ sau khi sinh con xong?

Tác dụng của rau ngót với phụ nữ sau sinh

Giảm nguy cơ viêm nhiễm sau sinh

Trong rau ngót có chứa một hàm lượng vitamin C đáng kể, giúp cơ thể tổng hợp và sản xuất collagen, vận chuyển chất béo. Ngoài ra, nó còn giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol, hệ miễn dịch giúp sản phụ phòng tránh được nhiều bệnh sau sinh. Bên cạnh đó vitamin C đóng vai trò chữa lành các vết thương và cải thiện chức năng não.

Làm sạch nhanh sản dịch, trị sót nhau

Rau ngót có tác dụng gây co bóp tử cung giúp tử cung co đẩy hết dịch trong buồng tử cung và tiêu viêm rất tốt, nên được phụ nữ sau sinh sử dụng để giảm tình trạng sót rau.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: “Trong quá trình chuyển dạ, tử cung người mẹ sẽ mở rộng để em bé dễ dàng ra ngoài. Sau sinh, niêm mạc tử cung sẽ bong ra lẫn với những cục máu đông và chất nhầy tử cung thoát ra ngoài, hiện tượng này gọi là sản dịch. Tùy theo cơ địa của mỗi người sản dịch nhiều hay ít, thông thường quá trình này sẽ kéo dài từ 2-6 tuần. Rau ngót có tác dụng rất tốt đối với sản phụ trong việc đẩy sản dịch ra ngoài cơ thể”.

Trị táo bón

Rau ngót chứa nhiều chất xơ, có tác dụng bổ âm nên được sử dụng là giải pháp phòng tránh bệnh táo bón hiệu quả. Phụ nữ sau khi sinh nên ăn rau ngót giúp nhuận tràng, đồng thời bù lại âm, bổ âm và các chất dịch đã mất khi sinh nở.

Tăng tiết sữa mẹ

Lá rau ngót chứa các chất dinh dưỡng như canxi, protein, phốt pho, chất béo, vitamin A, B, C, sắt và các hợp chất béo khác. Nó có chứa các hợp chất giúp kích thích sự tổng hợp của các hormone steroid, cụ thể là estrogen – hormone này lại kích thích mẹ tiết nhiều sữa hơn.

Giảm cân.

Đây là một tác dụng của rau ngót với phụ nữ sau sinh đã được chứng minh bằng thực nghiệm.

Ngoài những tác dụng trên, rau ngót còn có nhiều tác dụng khác nữa: giải độc, cầm máu, tiêu viêm, sát khuẩn, giảm loét, chữa nhiễm trùng da, tăng sản xuất tinh trùng, cải thiện tầm nhìn, có con sớm,…

Tăng cường khả năng miễn dịch

Lượng canxi có trong rau ngót rất cần thiết với phụ nữ sau kỳ sinh nở. Nguồn canxi tự nhiên này giúp cơ thể phụ nữ không mắc phải tình trạng cao huyết áp và các vấn đề liên quan tới xương khớp ở phụ nữ sau sinh.

Những điều cần lưu ý khi ăn rau ngót

Ăn quá nhiều rau ngót hoặc ăn sống có thể gây ngộ độc hoặc tổn thương phổi. Bởi do chất papaverin(một alkaloid cũng được tìm thấy trong thuốc phiện), Antinutrients và kim loại nặng.

Phụ nữ sau sinh chỉ nên ăn một lượng nhỏ rau ngót mỗi ngày (tối đa 50g/ngày), không ăn liên tục quá 3 tháng.

Yhocvn.net/TH

bien tap

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago