Categories: Sức khoẻ

Vì sao không ăn chuối để tủ lạnh và ăn quá 2 quả/ngày?

Nhiều người có thói quen thích ăn chuối chưa chín hẳn. Đặc biệt khi lớp vỏ bên ngoài có màu xanh đậm, vị của chuối lại khá chát và khó nuốt.

Không ăn chuối chưa chín

Nhiều người có thói quen thích ăn chuối chưa chín hẳn. Đặc biệt khi lớp vỏ bên ngoài có màu xanh đậm, vị của chuối lại khá chát và khó nuốt.

Vị chát của chuối còn xanh do một lượng lớn acid tannic tạo thành. Khi chuối mới chín, mặc dù vị chát không còn, nhưng lượng acid vẫn lưu lại bên trong.

Nếu ăn chuối còn xanh, chuối chứa nhiều axit tannic có khả năng kết tủa mạnh mẽ, dễ dẫn đến tình trạng phân khô, rắn và gây ra táo bón.

Bởi thế, bạn chỉ nên ăn chuối đã chín hẳn mới có công dụng phòng tránh táo bón.

Không ăn quá nhiều chuối

Tuy là một thực phẩm phổ biến và giàu dưỡng chất nhưng chuối được nhiều người ưa chuộng và cho là loại quả ăn thường xuyên hàng ngày. Song ít ai biết rằng việc tiêu thụ loại trái cây này quá nhiều lại gây nên cơ số bất lợi đối với cơ thể.

Lý do vì chuối sở hữu hàm lượng cao magie, kali và nhiều nguyên tố khác. Nếu ăn quá nhiều chuối hàng ngày, các chất này tăng đột ngột trong thời gian ngắn sẽ dẫn tới tình trạng mất cân bằng các nguyên tố vi lượng và gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể.

Chưa kể, ăn quá nhiều chuối còn làm khiến cho lượng acid dạ dày tiết ra bị suy giảm, làm công năng dạ dày bị rối loạn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên ăn khoảng 2 quả chuối mỗi ngày.

Không ăn chuối được để tủ lạnh

Nhiều gia đình do sợ ăn không kịp nên để chuối bảo quản trong tủ lạnh. Song, điều này là không nên.

Bạn không nên ăn chuối được bảo quản trong tủ lạnh. Vì ngăn mát trong tủ lạnh có mức nhiệt dao động vào khoảng 4-8 độ C. Ở nhiệt độ đó, chuối dễ đông cứng, thâm đen, biến chất, thậm chí có thể xuất hiện vết thâm hoặc hư thối, ảnh hưởng đến mùi vị cũng như dưỡng chất.

Không phải người nào cũng ăn được chuối

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người bị viêm thận mãn tính, suy giảm chức năng thận không nên ăn chuối tiêu. Người bị bệnh viêm khớp, bệnh tiểu đường cũng không nên ăn nhiều chuối.

Lý do vì hàm lượng đường trong chuối cao, lại có thể khiến cho tuần hoàn máu giảm chậm xuống, việc trao đổi chất kém khiến cho bệnh tình nặng thêm.

Tương tự, người bị suy thận, viêm cầu thận cũng không nên ăn chuối tiêu và các loại rau quả nhiều kali như: Đậu nành, đậu xanh, sầu riêng, rau khoai lang, cá ngừ, cá thu, cá chép, gan lợn, thịt bò…

Nếu không chúng sẽ càng làm tăng nồng độ kali trong máu khiến nhịp tim bất thường, buồn nôn, mạch đập chậm hơn dẫn đến tình trạng bệnh càng nặng hơn.

(Theo Người đưa tin)

    Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:

    Tòa soạn Emdep.vn

    Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội

    Điện thoại: 0437959783

    Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn

    Hotline:0914926900

    Nguồn: Emdep

    adminyhoc

    Recent Posts

    Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

    Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

    10 mins ago

    Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

    Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

    22 mins ago

    Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

    Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

    2 days ago

    Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

    Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

    3 days ago

    Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

    Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

    4 days ago

    Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

    Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

    1 week ago