Chú ý ho, sốt, bệnh ngoài da
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, dù thời tiết nắng nóng nhưng số bệnh nhi tới khám tại bệnh viện vẫn chưa tăng. 3 ngày gần đây số bệnh nhi tới khám khoảng 3.200 -3.300 lượt. Số bệnh nhi tới khám nằm rải rác ở các khoa.
Tuy nhiên theo khuyến cáo của các chuyên gia thời tiết sẽ còn nắng nóng kéo dài trẻ dễ mắc một số bệnh liên quan tới truyền nhiễm, ngộ độc thức ăn, hô hấp…
TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, thời tiết nắng nóng cần đề phòng nguy cơ bị ngộ độc do thức ăn bị ôi thiu. Trẻ có thể bị sốt, ho, tiêu chảy, say nắng, viêm não…
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), số bệnh nhân đến khám tại khoa hiện vẫn chưa tăng. Nhưng khả năng nếu nắng nóng kéo dài số bệnh nhi tới khám sẽ tăng trong tuần tới.
Theo dự đoán sau nắng nóng số ca bệnh nhi tới khám các bệnh có thể tăng.
“Thời tiết năng nóng cha mẹ cần lưu ý các bệnh về đường tiêu hóa, viêm não, sốt vi rút, sốt cao gây co giật. Nắng nóng có thể gặp một số bệnh ngoài da (mụn nhọt, rôm sây, viêm da). Thời tiết nắng nóng thức ăn cũng dễ ôi thiu, trẻ ăn thức ăn để lâu nhiễm vi sinh vật có thể rối loạn tiêu hóa, đi ngoài. Đặc biệt, khi đưa trẻ đi du lịch, ăn uống hàng quán cần phải lưu ý tới vấn đề an toàn thực phẩm để tránh mắc tiêu chảy cấp. Nguy cơ mắc các bệnh viêm não có thể xảy ra khi thời tiết nắng nóng”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nói.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo dù nắng nóng sử dụng điều hòa cần phải lưu ý. Không nên để điều hòa quá thấp, nhiệt độ trong phòng và ngoài trời quá chênh lệch có thể khiến trẻ không thích nghi kịp sẽ bị sốc nhiệt khi đi ra ngoài. Lạm dụng dùng điều hòa ở nhiệt độ thấp có thể khiến trẻ dễ mắt các bệnh về đường hô hấp.
Thời tiết nắng nóng trẻ dễ mất nước khiến cho siêu vi khuẩn dễ tấn công. Vì vậy, thời tiết nắng nóng là điều kiện thích hợp dễ bị mắc bệnh viêm đường hô hấp, siêu vi quai bị, thủy đậu, bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết… Nên hạn chế cho trẻ tới nơi đông người để hạn chế nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm.
Khám dinh dưỡng khi trẻ biếng ăn
TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em (Viện dinh dưỡng Quốc gia), cho hay, số trẻ biếng ăn tới khám thường tăng sau mỗi đợt nắng nóng. Trẻ nhỏ biếng ăn kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Khi trẻ biếng ăn kéo dài cần đưa trẻ đi khám dinh dưỡng sớm nếu để trẻ ở nhà rất khó có thể phục hồi được.
Trong trường hợp trẻ biếng ăn do nắng nóng, TS.BS Phan Bích Nga lưu ý tạo không gian mát mẻ cho trẻ chơi. Nhà không có điều hòa nên cho trẻ tắm nhiều lần trong ngày.
Trong những ngày nắng nóng, cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng. Khi trẻ không muốn ăn thì không nên ép trẻ ăn. Nên cho trẻ uống nhiều nước đặc biệt là các loại nước trái cây để bổ sung các vi chất dinh dưỡng. Các mẹ có thể bổ sung oresol bù diện giải nếu trẻ mất nhiều mồ hôi do đùa nghịch.
Trong ăn uống cha mẹ cần lưu ý bổ sung vi chất cho trẻ trong đó có vitamin C để nâng cao sức đề kháng, kẽm giúp trẻ ăn ngon hấp thu dinh dưỡng… Theo một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, bổ sung kẽm giúp làm giảm 18% trường hợp tiêu chảy, 41% trường hợp viêm phổi và tăng cân hiệu quả sau ốm, nhanh chóng lành vết thương ngoài da…
Ngọc Minh
Nguồn: Emdep
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…