Categories: Răng Hàm Mặt

Vệ sinh răng miệng cho người mang hàm răng giả

Vệ sinh răng miệng là việc làm hàng ngày của những người bình thường. Tuy nhiên, đối với những người phải mang răng giả thì đôi khi việc chăm sóc răng miệng lại bị sao nhãng, lơ là (do quan niệm vệ sinh răng giả đơn giản hơn) dẫn đến các bệnh về răng miệng.

Vậy, vệ sinh răng miệng cho những người mang răng giả như thế nào?

Thế nào là răng giả, hàm giả gồm những loại nào

Hàm giả là hàm răng được sản xuất bằng sứ hoặc nhựa với mục đích để lắp ghép cho những bệnh nhân bị mất răng do ngã, chấn thương, tai nạn hoặc người cao tuổi.

Hàm giả gồm 2 loại: bán phần và toàn phần.

Các bệnh lý thường gặp liên quan đến hàm răng giả

+ Mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn gây nha chu, sâu răng cho các răng thật còn lại.

+ Bệnh nhiễm nấm Candidas do vi khuẩn, nấm mốc tích tụ bên dưới hàm răng giả.

+  Loét chấn thương do nướu giả dư.

+ Viêm góc môi do cắn quá mức.

+ Quá nhạy cảm với nền nhựa của hàm giả… 

Bệnh nhiễm nấm Candidas do vi khuẩn, nấm mốc tích tụ bên dưới hàm giả

Phương pháp vệ sinh răng giả (áp dụng cho cả 2 loại bán phần và toàn phần)

+ Chải rửa, làm sạch hàm 2 lần/ ngày với bàn chải không làm mòn hàm răng giả (không sử dụng dụng cụ gây mòn, chất tẩy trắng).

+ Lựa chọn kem đánh răng thích hợp, rửa với nước muối.

+  Chải sạch hàm răng giả và nướu sau mỗi bữa ăn.

+ Vệ sinh hàm răng giả bằng nước đun sôi để nguội, nước ấm hoặc dung dịch làm sạch hàm răng giả (không sử dụng nước nóng vì nước nóng làm cong hàm).

+  Làm sạch bàn chải trong dung dịch 50% nước-50% clorox, 1 lần/1 tuần.

+  Ngâm hàm răng giả trong nước giấm 50% hoặc dùng gel Aloe Vera thoa lên hàm răng giả 1-2 lần/ngày ngăn sự phát triển của vi nấm.

+ Ngâm hàm răng giả vào dung dịch sát khuẩn (buổi đêm khi đi ngủ). 

Chải rửa, làm sạch hàm 2 lần/ ngày với bàn chải không làm mòn hàm răng giả

Lưu ý:

+ Lấy hàm ra khi sử dụng nước súc miệng.

+ Không mang hàm lúc ngủ.

+ Có thể tháo hàm cả ngày nếu đặt trong nước giữ ẩm.

+ Có thể sử dụng gel làm ẩm bôi lên nướu hoặc vào hàm răng giả để giữ ẩm.

Phương pháp vệ sinh niêm mạc nướu

+  Vệ sinh bằng nước súc miệng.

+  Chải nướu 2 lần/ngày.

+  Massage nướu vào buổi sáng và buổi tối… 

Giữ vệ sinh niêm mạc nướu bằng nước súc miệng, nước muối pha loãng…

Một số người do chấn thương, tai nạn, tuổi tác… khiến hàm răng bị tổn hại một phần hoặc toàn phần dẫn đến phải đeo hàm răng giả.

Răng giả giúp bệnh nhân có khả năng nhai thức ăn, đảm bảo thẩm mỹ, giúp họ tự tin hơn trong giao tiếp… Tuy nhiên, việc đeo hàm răng giả có những quy tắc chăm sóc nhất định như: vệ sinh hàm răng giả và nướu tối thiểu 2 lần/ngày, vệ sinh hàm ngay sau khi ăn, không đeo hàm giả khi đi ngủ (ngâm hàm răng giả vào dung dịch sát trùng), chải nướu 2 lần/ngày, sử dụng nước súc miệng hàng ngày….để bảo vệ răng miệng, tránh nha chu, nhiễm nấm Candidas, sâu răng cho các răng thật còn lại…

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago