Categories: Tin tức

Uống trà không nên dùng những thực phẩm này, nếu không thận sẽ bị hủy hoại

Trà là loại thức uống dưỡng sinh, nhiều người thích uống trà sau bữa ăn để đỡ ngấy. Cuốn “Thần nông bản thảo” có ghi chép về điển cố Thần nông thưởng bách thảo, một ngày trúng độc đến vài lần, nhưng nhờ uống trà mà mọi độc tố được hóa giải. Có nghĩa là trà một loại nước uống vô cùng nhiều lợi ích!

Lá chè xanh có nhiều thành phần đặc hữu và công dụng: cafein giúp tinh thần tỉnh táo, chiết xuất trà chống lão hóa và giảm cholesterol, bổ sung các loại vitamin như  A, E, B1, B2, C… và các khoáng chất. Đặc biệt trong lá chè có kali giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, loại bỏ natri, ngăn ngừa cao huyết áp, flavonol loại bỏ chứng hôi miệng kinh niên, saponin chống viêm, tengelmoreaxit butyric hạ huyết áp…

Tuy nhiên, cho dù trà có nhiều thành phần dinh dưỡng như thế nào thì cũng có những điều cấm kị trong đó. Nếu uống trà cùng với các thực phẩm không phù hợp không những chúng ta không hấp thụ được thành phần dinh dưỡng mà còn dễ sản sinh các chất độc hại gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe. Có thể nêu ra một vài ví dụ thực tế:

1. Trà và đường trắng

Trà vị đắng tính hàn, mọi người uống trà nhằm mục đích dùng vị đắng của trà kích thích tuyến tiêu hóa, thúc đẩy hệ tiêu hóa tiết enzim, từ đó giúp tăng cường hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, tính hàn trong trà giúp thanh nhiệt giải độc. Nếu như thêm đường sẽ làm hạn chế công dụng này, bởi vậy khi uống trà bạn không nên cho đường hoặc chỉ cho ít đường. Nếu thích ngọt, có thể cho mật ong thay đường và không nên cho thêm bất kỳ chất thứ gì vào trà.

2. Trà và thuốc

Chất tannin trong trà sẽ gây ra phản ứng kết tủa với một số loại thuốc như Ferrous Sulfate, Ferric ammonium citrate, berberine, từ đó ảnh hưởng đến việc hấp thụ thuốc. Nếu dùng thuốc an thần như Barbital cùng với trà thì các thành phần kích thích trong trà như cafein, theophylline sẽ làm giảm công dụng của thuốc an thần.

Vì thuốc có rất nhiều các loại khác nhau chúng ta không thể nắm hết được. Nhưng hãy nhớ một điều là không dùng trà uống thuốc!

3. Trà và rượu

Không ít người sau khi uống rượu thì uống trà giải rượu, giúp tiêu hóa tốt hơn, nhưng như vậy lại không có lợi cho thận.

Bởi nếu dùng trà sau khi uống rượu, chất theophylline trong trà có tác dụng lợi tiểu, lúc này chất acetaldehyde chuyển hóa từ chất cồn trong rượu chưa được phân giải hết. Thêm vào đó chất theophylline tác dụng lợi tiểu nên dễ dàng đi vào tạng thận, acetaldehyde gây kích thích lớn đến thận, dễ làm tổn hại chức năng thận, dẫn tới các triệu chứng như thận hàn, yếu sinh lí, tiểu nhiều, đau rát tinh hoàn…

4. Trà và thịt dê

Mặc dù thỉnh thoảng ăn thịt dê rất có lợi cho sức khỏe nhưng khi ăn thịt dê mà lại uống trà, các chất protein trong thịt dê có thể kết hợp với chất axit tannic trong trà tạo thành một hợp chất tên là Acid sensing protein. Chất này có tác dụng làm cho ruột trở nên suy yếu, lượng nước khi đại tiện giảm xuống, dễ gây tiêu chảy.

Bởi vậy không nên vừa ăn thịt dê vừa uống trà. Sau khi ăn thịt dê tốt nhất nên đợi từ 2h đến 3h rồi hãy uống trà.

Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý một số nguyên tắc khác:

– Tránh uống trà khi đói: Lý do là bởi trà sẽ xâm nhập phế phù làm cho tỳ vị của bạn bị lạnh. Bạn dễ rơi vào tình trạng cồn cào, nôn nao, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt…Điều này rất nguy hiểm cho cơ thể.

– Tránh pha trà để quá lâu: Trà để lâu dễ bị ôxy hóa, nhiễm vi khuẩn có hại.

– Tránh uống trà ngay sau bữa ăn: Axit tannic có trong lá trà sẽ làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng. Hơn nữa, nước chè cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt. Hãy uống chè xanh sau khi ăn khoảng 30 phút, điều này sẽ có lợi cho sức khỏe.

– Tránh uống nước trà đã để qua đêm: Khi để qua đêm, một số vitamin trong trà xanh sẽ bị phân hủy, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Trà là thức uống phổ biến với tất cả mọi người, tuy trà có rất nhiều công dụng tốt nhưng khi uống trà cần nhớ một số lưu ý kiêng kị. Cùng chia sẻ để mọi người biết nào!

Video: Điều gì xảy ra khi Cristiano Ronaldo đi uống trà ‘vỉa hè’?

Bích Phượng

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago