Tiêu hóa

Uống rượu bia ảnh hưởng đến test thở hydro như thế nào

Để bảo vệ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, kịp thời phát hiện những bất thường, test thở hydro là xét nghiệm y tế đo nồng độ hydro trong hơi thở, giúp chẩn đoán các vấn đề tiêu hóa thường gặp

Trong cơ thể, hệ tiêu hóa giữ vai trò quan trọng về thể chất và sức khỏe tinh thần đồng thời có khả năng phòng ngừa bệnh cho nhiều hệ cơ quan. Do đó, câu ví của các cụ xưa “nam vô tửu như kỳ vô phong” đã không còn phù hợp. Uống rượu bia quá độ gây ảnh hưởng đến chức năng gan, tàn phá hệ thống tiêu hóa ảnh hưởng đến việc sản xuất axit dạ dày, làm hỏng các tế bào niêm mạc trong dạ dày, gây viêm và tổn thương…

Để bảo vệ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, kịp thời phát hiện những bất thường, test thở hydro là xét nghiệm y tế đo nồng độ hydro trong hơi thở, giúp chẩn đoán các vấn đề tiêu hóa thường gặp như SIBO (Hội chứng loạn khuẩn ở ruột non), IBS (Hội chứng ruột kích thích)…Khi thực hiện test thở hydro người dân tuyệt đối không được uống rượu để đảm bảo kết quả chính xác nhất.

Kết quả từ các phân tích cho thấy sau khi uống rượu bia 12-24 giờ, nồng độ cồn vẫn đo được trong máu và hơi thở. Tuy nhiên thời gian có thể kéo dài hoặc ít hơn tùy thuộc vào từng người, chức năng của gan, lượng thức ăn nạp vào… Rượu được hấp thụ trực tiếp qua thành dạ dày và ruột non sau đó đi vào máu và tích tụ cho đến khi được chuyển hóa ở gan.

Thời gian cơ thể đào thải hết cồn

Thông thường sau 1 giờ gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn (tương đương 10g cồn nguyên chất), tương đương 220ml bia (2/3 chai nồng độ cồn 5%), tương đương 100ml rượu vang (nồng độ cồn 13,5%), tương đương 30ml rượu mạnh (nồng độ cồn 40%).

Để đào thải hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn cơ thể còn phải mất khoảng 2 giờ nữa. Đối với những người gan yếu hoặc cơ thể chuyển hóa chậm thì việc đào thải cồn sẽ lâu hơn. Tốc độ đào thải chất cồn của mỗi người khác nhau. Đó là lý do trước khi test thở hydro không được uống rượu để đảm bảo kết quả chính xác nhất.

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến nồng độ cồn và tốc độ đào thải ra khỏi cơ thể như:

– Giới tính: Nữ giới có xu hướng có nồng độ cồn cao hơn và loại bỏ rượu nhanh hơn nam.

– Tuổi: Thanh thiếu niên, thanh niên và người lớn tuổi đào thải chậm hơn.

– Thức ăn: Tốc độ trao đổi chất tăng theo thức ăn.

– Thời gian trong ngày: Rượu chuyển hóa nhanh hơn vào cuối ngày.

– Tập thể dục: Rượu được loại bỏ nhanh hơn một chút trong khi tập thể dục.

Từ những phân tích trên, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần đảm bảo chế độ ăn khoa học, hạn chế uống rượu bia và test hơi thở hydro định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường ở bộ máy tiêu hoá, bảo vệ hệ tiêu hoá luôn khoẻ mạnh.

Những vấn đề cần lưu ý khi test thở Hydro

+ Không dùng bất kỳ loại kháng sinh nào trong bốn tuần trước test.

 + Nhịn ăn 12 giờ hoặc qua đêm trước khi làm test.

+ Thực hiện đúng theo quy trình và các yêu cầu của bác sĩ.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Tại sao rượu bia gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột?

Bật mí cách cải thiện hệ vi sinh đường ruột do rượu bia

Hướng dẫn khi làm test hơi thở Hydrogen, Methane chẩn đoán SIBO

Xét nghiệm test hơi thở hydro chẩn đoán bệnh đường ruột: tại phòng khám và tại nhà

Chuẩn bị những gì khi test hơi thở hydrogen? Quy trình test hơi thở hydro

Yhocvn.net

bien tap

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago