Categories: Tin tức

Uống nước để chữa cay… Có lẽ chúng ta đã chọn nhầm ‘thuốc’!

Khi lỡ ăn phải liều ớt quá cay, phản xạ của nhiều người là uống nước hoặc húp canh để mong hạ hỏa tức thì. Mặc dù vậy nhưng cảm giác cay vẫn không dịu đi là mấy, thậm chí có thể tăng lên. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy thực ra chúng ta đã dùng nhầm “thuốc”.

Ngũ vị bao gồm có chua, cay, mặn, ngọt, đắng. Trong khi các vị mặn, chua, đắng, ngọt có thể dễ dàng được gọi tên hay tưởng tượng ra thì cay lại là một thứ gì đó phức tạp hơn. Những cảm xúc do vị cay đem đến không chỉ gói gọn quanh đầu lưỡi, mà dường như tỏa ra khắp cơ thể. Ăn cay thường xuyên cũng có thể dẫn đến nghiện.

Đối với nhiều người, vị cay đã trở thành người bạn thân thiết trong từng bữa ăn. Vị cay cũng là linh hồn của nhiều nền ẩm thực nói chung và nhiều món ăn nói riêng.  Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được cay, hoặc đôi khi bạn lỡ… ăn cay quá ngưỡng so với bình thường.

Khi bị cay quá, phản xạ thông thường sẽ là uống ngay nước, có thể là nước canh, nước lọc, hay nước đá để giảm cảm giác cay nóng, tuy vậy các nhà khoa học cho rằng làm vậy sẽ khiến cảm giác cay nóng càng tăng lên.

Vì sao vậy?

Tác giả của vị cay trong ớt là chất capsaicin đặc biệt không màu, không mùi.

Khi vào đến miệng, chất capsaicin sẽ gắn vào một thụ thể có trên bề mặt lưỡi gọi là TRPV1. Thụ thể này giúp phát hiện ra các chất nóng, như nước sôi, cũng như axít và thực phẩm có thể gây tổn thương mô.

Sau khi gắn vào, các thụ thể này sẽ gửi tín hiệu thần kinh lên não bộ, thông báo với não bộ rằng chúng ta đang ăn thứ không nên ăn. Khi đó não sẽ chỉ huy cơ thể phản ứng lại, gây chảy nước mắt, nước mũi, và gây cảm giác nóng khiến chúng ta khát và muốn uống nước, tất cả đều nhằm đánh bật những tác nhân này khỏi cơ thể. Càng nhiều chất capsaicin gắn vào thụ thể thì phản ứng của cơ thể sẽ càng mạnh hơn.

Các phản ứng của cơ thể khiến chúng ta cảm thấy khát, và muốn uống nước để rửa trôi đi thứ gây cay đó. Tuy nhiên nước lại là chất phân cực, vậy nên khi bạn uống nước vào thì cũng tương tự như đổ dầu vào nước vậy, dầu sẽ loang lổ ra khắp bề mặt nước; trong trường hợp này thì nước làm capsaicin lan khắp miệng, do vậy càng làm tăng cảm giác cay.

Vậy có cách gì khác không? Phản xạ uống để rửa trôi của bạn là chính xác, nhưng thay vì uống nước thì phải là sữa. Vì sữa chứa các phân tử không phân cực là protein casein, do vậy có thể hòa tan được capsaicin, và rửa trôi chất này khỏi miệng, làm giảm cảm giác cay. Chính casein trong sữa giúp đánh bật capsaicin khỏi các thụ thể.

Nếu càng ăn nhiều capsaicin và thường xuyên, thì khả năng chịu cay của bạn sẽ càng tăng lên, vì các thụ thể TRPV1 trên bề mặt lưỡi trở nên kém nhạy cảm hơn.

Dưới đây là video của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ giải thích tại sao ớt gây cay và sữa có thể giúp bạn giảm cảm giác cay như thế nào.

Đại Hải

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago