Cuối tháng 7/2016, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Dương Vũ Quân cho biết, dựa trên sự nhất trí của các bên, lực lượng hải quân Trung Quốc và Nga sẽ tổ chức cuộc tập trận “Hợp tác biển 2016” trên Biển Đông vào tháng 9 tới. Đồng thời, ông cũng tuyên bố rằng, cuộc tập trận sẽ diễn ra ở một “vị trí thích hợp” trên Biển Đông, hoàn toàn trung lập và không nhắm tới bất kỳ nước thứ 3 nào khác.
Mặc dù phía Trung Quốc nhấn mạnh tính trung lập trong cuộc tập trận nhưng theo chuyên gia phân tích quốc phòng Úc, Paul Dibb, động thái này là một dấu hiệu leo thang đáng lo ngại, đặc biệt là trong bối cảnh Tòa trọng tài Thường trực (PCA) vừa ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò do Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông.
Theo một nguồn tin, Canberra đang chuẩn bị các khí tài quân sự và binh sĩ đến Biển Đông để giám sát hoạt động của Moscow và Bắc Kinh.
Trong khi truyền thông Úc chưa xác định rõ những khí tài quân sự mà quân đội sẽ sử dụng trong hoạt động giám sát, Fairfax Media chỉ ra rằng, máy bay giám sát P-3 Orion, tàu ngầm Collins Class và các tàu chiến sẽ được huy động để tham gia hoạt động giám sát lần này.
Tiến sĩ Adam Lockyer, một chuyên gia bảo mật tại Đại học Macquarie, Úc, trao đổi với News.com.au rằng bất cứ hình thức hoạt động giám sát của Úc đều rất hợp lý và chúng đều không có khả năng khiêu khích.
“Giống như Mỹ và các nước khác đang thực hiện hoạt động giám sát trên Biển Đông, tất cả chúng tôi đều muốn chống lại các hoạt động trái phép của Trung Quốc, đặc biệt là hoạt động xây đảo nhân tạo”, ông nói
Theo trang News.com.au (Úc) hôm 3/8, ngoài mục đích giám sát, Úc cũng sẽ thu nhập những thông tin quan trọng, bao gồm đánh giá sự hợp tác của hai nước này hiệu quả tới đâu.
Khi được yêu cầu nhận định là liệu Úc có đi vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc hay không, TS Adam Locker, một chuyên gia an ninh tại Đại học Macquarie (Úc) cho rằng không.
Ông nói: “Chúng ta có thể đưa vài máy bay tới – một hai chiếc sẽ không tạo ra khác biệt gì to tát. Nếu Úc đưa tàu chiến đến Biển Đông như vẫn thường làm, họ sẽ không phô trương quá nhiều trước Trung Quốc và nếu họ phô trương thì đó sẽ là một phần của một liên minh lớn”.
Úc không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng đã vẫn kêu gọi Trung Quốc công nhận phán quyết của Tòa án quốc tế, đáp lại, Trung Quốc phản ứng gay gắt với động thái này.
Tờ báo Global Times của Trung Quốc đã liên tục đăng tải những bài viết đả kích Canberra, đồng thời cảnh báo: “Quyền lực của Úc không có nghĩa gì so với sự an toàn của Trung Quốc. Nếu Canberra bước vào vùng Biển Đông, nó sẽ trở thành mục tiêu lý tưởng để Bắc Kinh cảnh cáo và tấn công”.
Tờ này thậm chí còn ngang nhiên gọi Úc là con “mèo giấy”: “Úc bỗng dưng tự biến mình thành nước đi đầu trong việc gây tổn thất quyền lợi Trung Quốc với thái độ cuồng nhiệt hơn cả các nước trực tiếp liên quan tranh chấp Nam Hải. Nhưng con mèo giấy này chẳng trụ được bền”.
Có lẽ vì quá “cay cú” khi bị Trung Quốc coi thường và gọi là con “mèo giấy” nên Úc đã quyết tâm đi giám sát cuộc tập trận giữa Bắc Kinh và Moskova để xem thực hư sức mạnh quân sự của Trung Quốc đến đâu và có thật sự mạnh như nước này vẫn hay “khoe khoang”.
Trước đó, để đáp lại lời “khinh khi” của Bắc Kinh, Úc đã đăng tải một bản báo cáo phân tích rắng Trung Quốc sẽ thua đậm nếu đấu với Mỹ một cách đầy mỉa mai. Nhưng dường như thế vẫn là chưa đủ, Úc vẫn muốn biết “mục sở thị” dựa vào cơ sở nào mà TQ dám ngông nghênh coi thường nước này đến như vậy.
Tổng hợp
Nguồn: Báo Tầm Nhìn
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…