Categories: Tin tức

Tư vấn chống độc, giải độc, bảo vệ gan

Từ ngày 6 đến 14/9, 5 chuyên gia gan mật hàng đầu sẽ tư vấn cho độc giả VnExpress về bệnh gan; giải pháp chống độc, giải độc, bảo vệ gan – cơ quan dễ tổn thương nhất trong cơ thể.

Độc giả gửi câu hỏi tại đây

Gan là cơ quan nội tạng đơn lớn nhất trong cơ thể, thực hiện hơn 500 vai trò khác nhau. Gan được ví như nhà máy lọc máu đầu tiên tiếp nhận chất dinh dưỡng cũng như các độc tố từ hệ thống tiêu hóa, trước khi chuyển hóa thành dinh dưỡng và năng lượng đi nuôi cơ thể.

Thế nhưng, gan cũng là cơ quan rất dễ bị tổn thương trước các yếu tố độc hại. Thực phẩm bẩn, ô nhiễm môi trường, lạm dụng rượu bia, thuốc lá, thuốc Đông Tây y, virus gây viêm gan… đang gây hại cho gan từng ngày.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, khoảng một phần ba dân số thế giới, tương đương 2 tỷ người nhiễm virus viêm gan tính đến năm 2012. Mỗi năm có thêm một triệu người mắc mới và 3 triệu người tử vong do xơ gan và ung thư gan.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, có khoảng 20 triệu người nhiễm virus viêm gan. Trong đó, 8 triệu người bị xơ gan và ung thư gan; 22.000 người tử vong do xơ gan và ung thư gan mỗi năm. Nhiều người phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan…

Các bệnh gan đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng và chất lượng sống, làm tăng chi phí điều trị cho hàng triệu người. Nhiều chuyên gia y tế ra sức tìm kiếm giải pháp phòng chống và điều trị bệnh gan hiệu quả. Gần đây, các nghiên cứu mới chỉ rõ con đường các chất độc khi vào cơ thể sẽ gây hại gan bằng cách kích hoạt tế bào Kupffer nằm trong xoang gan sinh ra chất gây viêm làm chết tế bào gan, khiến gan suy giảm khả năng giải độc và nhiễm độc nặng nề.

Các thông tin cụ thể về tế bào Kupffer, giải pháp chống độc, giải độc và bảo vệ gan sẽ được 5 chuyên gia gan mật hàng đầu chia sẻ với độc giả VnExpress từ ngày 6/9 đến 14/9. Đó là Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Khánh Trạch – Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam; Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Hữu Hoàng – Phó chủ tịch Hội Gan mật TP HCM, Trưởng khoa nội tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM.

Buổi tư vấn còn có Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thành Lý – Phó chủ tịch Hội Gan mật TP HCM, Phó chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa TP HCM; Thầy thuốc ưu tú, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm – Trưởng khoa virus ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy – khoa nghiên cứu và điều trị viêm gan, Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM cũng góp mặt trong chương trình.

5 chuyên gia hàng đầu sẽ tư vấn trực tiếp cho độc giả VnExpress. Từ trái qua phải: Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ, nhà giáo nhân dân Nguyễn Khánh Trạch; Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Hữu Hoàng; Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thành Lý; Thầy thuốc ưu tú, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm; Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy.

Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Khánh Trạch hiện là Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Tiêu hóa Việt Nam.

Ông từng là Trưởng khoa tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai), Trưởng bộ môn nội (Đại học Y Hà Nội). Với nhiều đóng góp quan trọng cho ngành nội khoa, ông được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý như Nhà giáo nhân dân; giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ; Huân chương lao động Hạng ba; Huy chương vì sức khỏe nhân dân; Huy chương vì sự nghiệp khoa học…

Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Hữu Hoàng đang giữ chức Phó chủ tịch Hội Gan mật TP HCM, Trưởng khoa nội tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Ông còn là thành viên Ban chấp hành Hội Tiêu hóa Việt Nam.

Bác sĩ Hoàng tốt nghiệp Đại học Y Dược TP HCM, sau đó tu nghiệp ngành tiêu hóa gan mật tại Đại học Victor Segalen và Bệnh viện Haut – LêvèQue (Bourdeaux, Pháp). Năm 2012, ông được Nhà nước phong tặng chức danh Phó giáo sư.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thành Lý đang giữ chức Phó chủ tịch Hội Gan mật TP HCM, Phó chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa TP HCM, cán bộ thỉnh giảng của Đại học Y Dược TP HCM và Học viện Quân y phía Nam. Từ năm 2000 đến 2005, ông công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy với vai trò Trưởng khoa nội tiêu hóa. Ông từng tu nghiệp sau đại học chuyên ngành tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Singapore năm 1998, đến năm 2000 thì bảo vệ luận án tiến sĩ.

Thầy thuốc ưu tú, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm hiện là Trưởng khoa virus ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ông tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1988, từng nghiên cứu sâu về các căn nguyên viêm gan ở Việt Nam và viết nhiều bài báo chuyên ngành.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy làm việc tại khoa nghiên cứu và điều trị viêm gan, Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM. Bà tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành nội khoa tại Đại học Y Dược TP HCM năm 2002.

Bác sĩ Thủy từng tham gia nhiều công trình nghiên cứu về gan mật trong và ngoài nước như viêm gan B và C… Với nhiều nỗ lực trong công tác dự phòng và điều trị bệnh gan mật, bác sĩ Thủy được Bộ Y tế trao tặng bằng khen về thành tích nghiên cứu khoa học.

An San

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

20 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

20 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago