Categories: Nuôi dạy trẻ

Tư thế ngủ không đúng, trẻ đột tử

Nhiều nghiên cứu đã xác nhận mối đe dọa của hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS) do tư thế ngủ không đúng.

Rung hoặc đưa võng cho con để ru ngủ

Sai lầm nghiêm trọng khi cho trẻ ngủ phổ biến của các mẹ.

Không thể phủ nhận rằng những hành động rung lắc như thế này khiến bé được thư thái dễ chịu đi vào giấc ngủ tuy nhiên điều này lại vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của bé. Hành động này khiến não của bé dễ bị tổn thương.

Hầu hết trẻ sơ sinh đều thích được cha mẹ bế khi ngủ, điều này giúp bé có cảm giác an toàn khi ngủ. Thế nhưng, nó lại là điều kiện để trẻ sinh thói quen ỷ lại vào cha mẹ.

Khi còn nhỏ,trẻ sẽ quấy khóc và không chịu ngủ khi cha mẹ cho trẻ nằm giường. Khi bé lớn hơn, cha mẹ khó lòng thay đổi “sở thích”được bế và đu đưa nhẹ nhàng trước khi ngủ của bé.

Ngủ sai cách

Nhiều bậc phụ huynh mẹ ủ bé sơ sinh trong lớp chăn dày, họ nghĩ rằng điều này sẽ khiến con đỡ bị giật mình nhưng họ đã sai vì điều này sẽ khiến thân nhiệt của bé bị tăng lên, khi thân nhiệt tăng lên, bé bị ra mồ hôi thì khả năng bị cảm lạnh là rất cao.

Bên cạnh đó, việc đặt bé nằm trong cũi xung quanh có nhiều chăn cũng có nguy cơ sức khỏe của bé bị ảnh hưởng. Nhiều nghiên cứu đã xác nhận mối đe dọa của hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS) do tư thế ngủ không đúng.

Cha mẹ nên cho bé ngủ trên giường ở những tư thế an toàn, thu xếp gọn gàng chăn màn, giường chiếu để không khí xung quanh trẻ được thoáng đãng. Cha mẹ phải chú ý tới các tư thế ngủ có lợi cho bé. Tuy nhiên những tư thế ngủ (nằm ngủ, nằm sấp, nằm nghiêng) thường có cả ưu điểm lẫn khuyết điểm.

Cho con ăn vào ban đêm

Bạn chỉ nên cho con bú đêm khi bé khóc đòi và sau khi bú xong, để bé tự ngủ lại.

Đang đêm, nhiều bé bị mẹ lay con dậy để cho bú, làm bé tỉnh giấc khi đang say ngủ. Thói quen này khi đã được hình thành sẽ khiến bé quen giấc, sau này khi cai sữa rồi, bé vẫn giữ thói quen tỉnh dậy giữa đêm để ăn.

Để khắc phục thói quen này, bạn chỉ nên cho con bú đêm khi bé khóc đòi và sau khi bú xong, để bé tự ngủ lại chứ không nên bế ẵm con ru ngủ, bé sẽ bị lệ thuộc vào hành động đó của cha mẹ.

Vỗ nhẹ vào người khi bé ngủ bị giật mình

Bạn nên biết rằng, với trẻ sẽ có 2 trạng thái ngủ là : ngủ sâu và ngủ nông. Đối với trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, tỷ lệ giữa giấc ngủ sâu và ngủ nông là 50/50 và 2 trạng thái này thường đan xen nhau.

Lúc ngủ sâu, bé hoàn toàn thả lỏng cơ thể nghỉ ngơi, không có bất kì hoạt động nào khác ngoài việc đôi khi khẽ giật mình hay khẽ nhếch miệng. Khi ngủ nông, tay, chân và cả cơ thể bé sẽ vẫn động đậy, trên mặt bé vẫn có những biểu hiện như nhíu mày, mỉm cười….

Vì thế, nếu bé có động đậy, hay chỉ giật mình nhẹ thì cha mẹ đừng vội vỗ nhẹ, bế bé hoặc cho bé bú ngay mà nên quan sát một lúc xem bé có ngủ tiếp hay không. Chỉ khi bé bật khóc hoặc cử động mạnh thì lúc đó cha mẹ mới nên bế bé lên dỗ dành và cho bú.

Cho con vừa chơi, vừa ngủ

Đây là thói quen nhiều bố mẹ áp dụng, cho con chơi với đồ chơi trước khi đi ngủ, đặc biệt là ngậm bình sữa để ngủ dễ hơn. Các đồ chơi phát ra tiếng động đôi khi làm phân tán sự tập trung của trẻ khi ngủ, làm giấc ngủ khó đến hơn.

Còn với việc ngậm bình sữa, nếu duy trì thường xuyên thói quen này dễ khiến miệng của bé có mùi hôi do không được vệ sinh trước khi đi ngủ.

Để khắc phục thói quen này, bạn nên tập cho con đi ngủ vào đúng giờ cố định, và bé tự ngủ mà không cần sử dụng đến các dụng cụ hỗ trợ như đồ chơi, ngậm bình sữa… Ban đầu hơi khó khăn, bạn có thể cho bé ngậm ti giả rồi từ từ ‘cai’ thói quen này cho bé.

Cho bé ngủ một giường lớn quá sớm

Trước 3 tuổi, con của bạn chưa đủ hiểu biết và tầm “kiểm soát” trong ranh giới tưởng tượng của một chiếc giường. Đừng di chuyển trẻ một cách đột ngột, từ cũi hoặc một chiếc giường nhỏ hơn sang một chiếc giường lớn hơn.

Thay vào đó, hãy cho trẻ làm quen dần, nếu sau một tuần trẻ không quen bạn nên cho trẻ về chiếc giường cũ của bé. Khi cảm thấy thoải mái với chỗ nằm ngủ của mình thì trẻ mới có thể có được một giấc ngủ ngon.

Để bé đi ngủ quá muộn

Cha mẹ nên tạo thói quen cho bé đi ngủ vào một giờ cố định.

Bạn sẽ dành thời gian chơi đùa cùng con đến khi bé mệt mỏi thì cơn buồn ngủ sẽ tự đến và bạn sẽ không mất công dỗ bé ngủ nữa? Đây không phải là một ý tưởng hay, bởi khi quá mệt mỏi, trẻ tuy dễ ngủ nhưng rất khó để duy trì được giấc ngủ ngon và sâu, bé sẽ có xu hướng thức dậy sớm hơn bình thường và có thể sẽ quấy khóc.

Tốt hơn hết, cha mẹ nên tạo thói quen cho bé đi ngủ vào một giờ cố định. Đừng chờ đến khi bé ngáp và dụi mắt bạn mới dỗ bé ngủ.

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago