Theo thông tin mới nhất từ Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc (COP21), lượng khí thải nhà kính trong vòng 1 năm qua trên toàn thế giới đã không hề tăng, thậm chí có dấu hiệu giảm sút. Đây thực sự là một thông tin rất đáng được ghi nhận, bởi những nỗ lực không ngừng trong việc ngăn chặn tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến khó lườn. Thậm chí nước có tác động mạnh nhất đến sự thay đổi này lại chính là nơi có thủ đô ô nhiễm bậc nhất thế giới – Trung Quốc.
Theo báo cáo cụ thể, mặc dù lượng khí thải nhà kính trong năm 2014 có sự gia tăng nhẹ nhưng bước qua năm 2015 thì những số liệu thống kê lại có xu hướng giảm. Điều này được đánh giá là tốt nhưng có điểm gì đó bất thường do nền kinh tế thế giới lại có sự tăng trưởng nhất định, các chuyên gia về môi trường đã nhận định rằng các biện pháp cắt giảm khí thải thực sự đã tạo ra hiệu ứng tích cực mà vẫn không gây ảnh hưởng đến xu hướng phát triển kinh tế toàn cầu.
Cụ thể, lượng khí thải nhà kính trong năm 2014 chỉ tăng 0,6% so với con số trung bình 2,4%/năm trong vòng 10 năm trở lại đây. Và năm 2015 đã đánh dấu sự suy giảm đầu tiên của những số liệu thống kê này, mức giảm 0,6% có thể là khá nhỏ nhưng đây có thể là chiến thắng đầu tiên trong cuộc chiến bảo vệ tương lai của chính nhân loại. Thực tế, trong lịch sử những lần thống kê lượng khí thải nhà kính suy giảm thường gắn liền với các sự kiện kinh tế suy giảm ở một quy mô nhất định ví dụ như sự tan rã của Liên Xô những năm 90 của thế kỷ trước hay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Năm 2015 đánh dấu việc những nguồn năng lượng sạch bắt đầu đi vào cuộc sống bên cạnh những nỗ lực cắt giảm lượng nhiên liệu hóa thạch của những nước phát triển, trong đó tiêu biểu nhất là Trung Quốc. Mặc dù là quốc gia gây ô nhiễm trầm trọng nhất thế giới, chiếm tới 25% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của nhân loại, nhưng chính bản thân quốc gia Đông Á này cũng là lá cờ đầu cho việc hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than đá. Hiện tại, hơn một nửa sản lượng điện của Trung Quốc đến từ thủy điện và năng lượng hạt nhân.
Trước đó vào năm 2014, Trung Quốc đã cho thấy dấu hiệu tích cực của việc cắt giảm khí thải nhà khí khi con số thông kê chỉ tăng 1,6% – chưa bằng 1/4 mức tăng hàng nằm của các năm trước đó, 6,7%/năm. Thậm chí, nếu đúng như những gì các chuyên gia môi trường dự đoán thì năm 2015 sẽ đánh dấu mức giảm kỷ lục của Trung Quốc về vấn đề khí thải gây hiệu ứng nhà kính – khoảng 3,9%. Mặc dù vậy, nếu muốn đạt được những kết quả tốt hơn thì không thể phụ thuộc vào một quốc gia đơn lẻ mà cả thế giới phải thống nhất được những chiến lược phát triển rõ rãng, đó là điều chúng ta mong chờ từ COP21 lần này.
Tham khảo TheVerge
Nguồn: GenK
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…