Categories: Tin tức y học

Trị bệnh Parkinson bằng phương pháp đặt điện cực vào não

Vừa qua, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã điều trị thành công trường hợp bệnh nhân Parkinson bằng phương pháp đặt điện cực kích thích não sâu giúp bệnh nhân khắc phục các triệu chứng run và cứng đờ chân tay, rối loạn chức năng vận động.

Bệnh nhân tên Trần Văn Kh. (61 tuổi, quê ở Bình Định), bị bệnh Parkinson đã gần 9 năm nay. Trước đây, bệnh nhân được điều trị nội khoa, song đến nay khả năng thích ứng với những loại thuốc kém và có biến chứng do tác dụng phụ của thuốc điều trị lâu ngày gây ra. Các triệu chứng run và cứng đờ ngày càng nặng hơn đến nỗi bệnh nhân không thể cầm chắc được vật gì.

Bác sĩ đang kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân sau ca mổ.

Sau khi hội chẩn và được sự đồng ý của gia đình, các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã chỉ định phẫu thuật đặt điện cực kích thích não sâu cho trường hợp này.

Theo TS. BS Nguyễn Minh Anh, Trưởng Khoa Ngoại Thần kinh, cho biết phẫu thuật đặt điện cực kích thích não sâu là một kỹ thuật mới trong điều trị Parkinson giai đoạn muộn, khi bệnh nhân đáp ứng kém với điều trị nội khoa và có những tác dụng phụ do thuốc điều trị gây ra. Đầu bệnh nhân sẽ được gắn vào khung định vị cố định hướng dẫn đưa điện cực vào não. Các bác sĩ sẽ chụp cộng hưởng từ và CT scan não để xác định đúng vị trí nhân não nào gây ra triệu chứng run, cứng đờ hay loạn động.

Sau khi xác định chính xác vị trí, bác sĩ sẽ khoan mỗi bên sọ bệnh nhân một lỗ đường kính khoảng 1 cm để đưa điện cực vào. Lần thử sẽ được thực hiện tại vị trí nhân não bị bệnh với một dòng điện có cường độ rất thấp và theo dõi hiệu quả thực tế của bệnh nhân trong lúc mổ. Khi tất các thông số đã xác định chuẩn, điện cực được gắn cố định vào vị trí nhân bị bệnh và điều chỉnh thông số cường độ phù hợp thông qua các kênh. Toàn bộ thiết bị này hoạt động nhờ vào một viên pin được đặt ở dưới da vùng ngực. Tuổi thọ pin trung bình là 5 năm tùy thuộc vào cường độ điện sử dụng cao hay thấp.

Theo bác sĩ Minh Anh, các triệu chứng run, cứng đờ ở bệnh nhân Parkinson sẽ được cải thiện rõ rệt sau khi đặt điện cực kích thích não sâu. Trong đó, run sẽ giảm 80-90%, cứng đờ giảm từ 70-80%, đặc biệt biến chứng rối loạn vận động gần như không còn. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được yêu cầu nằm viện thêm một thời gian nữa để theo dõi, điều chỉnh cường động dòng điện cho phù hợp, tập vật lý trị liệu vận động tại chỗ và đi lại.

Chi phí cho 1 ca phẫu thuật đặt điện cực này khoảng hơn 800 triệu đồng. Toàn bộ thiết bị cấy vào cơ thể gồm 2 điện cực đưa vào tế bào não có giá 2.000-2.500 USD/cái. Riêng pin nuôi điện cực được ghép vào vị trí ngực bệnh nhân có giá 500 triệu đồng/cái và phải thay pin mỗi 5 năm. Hiện BHYT chưa chi trả cho kỹ thuật này.

Y học thế giới ghi nhận có 1,5-1,6% dân số thế giới mắc Parkinson. Tại Việt Nam, theo một thống kê không chính thức, tỷ lệ mắc bệnh từ 1,6-1,7%. Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, 6 bệnh nhân Parkinson giai đoạn muộn đã được chỉ định mổ từ tháng 7 đến nay. Tuy nhiên, chỉ có 2 người có khả năng thực hiện kỹ thuật mới đắt tiền này.

Theo NTD

Nguồn: Báo Tầm Nhìn

adminyhoc

Recent Posts

Mũi má ửng đỏ có thể là dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ

Trong cuộc sống, hiện tượng đỏ mặt chỉ xảy ra khi đi nắng, uống rượu…

23 hours ago

Nhận biết mùi hơi thở cảnh báo bệnh gan

Trong cuộc sống có những thời điểm không thể tránh khỏi hơi thở có mùi…

23 hours ago

Đốm đỏ trên mặt đề phòng bệnh gan nhiễm mỡ

Khuôn mặt mỗi người mang những nét đặc trưng riêng phản ánh tính cách và…

1 day ago

Giải pháp loại bỏ chứng ợ hơi liên tục do SIBO

Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…

4 days ago

Viêm miệng mủ sùi cảnh báo viêm loét đại tràng

Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…

5 days ago

Tác động từ môi trường gây tổn thương gan

Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…

5 days ago