Trịnh Thị Liên (lientrinh@gmail.com)
Phần lớn các bậc cha mẹ đều băn khoăn về chứng ra nhiều mồ hôi của trẻ. Tuy nhiên cũng có trường hợp là bệnh lý nhưng phần lớn là sinh lý. Vì lượng mồ hôi tiết ra là do thần kinh thực vật khống chế, trẻ nhỏ đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh lại hiếu động thì mồ hôi bài tiết nhiều là một biểu hiện sinh lý. Thông thường thì mồ hôi không có mùi, nhưng khi mồ hôi kết hợp với những vi khuẩn có trên da tạo nên mùi chua khó chịu. Tuy nhiên, từ tuổi dậy thì tính chất và mùi mồ hôi cũng thay đổi (có trẻ sẽ cũng có mùi mồ hôi như hôi nách). Ngoài ra, mồ hôi nặng mùi còn do thực phẩm ăn vào, chẳng hạn trẻ ăn nhiều thịt đỏ, uống nhiều sữa, không chịu ăn rau tươi, uống ít nước mồ hôi sẽ nặng mùi hơn…. Những trẻ béo thường nhiều mồ hôi hơn những trẻ gầy. Để khắc phục thì chị nên năng tắm gội cho bé (nên gội đầu bằng dầu gội dành cho trẻ), thay quần áo cho cháu ngày vài lần; nhắc cháu uống nhiều nước 1,5 lít mỗi ngày, tăng cường ăn rau xanh, nước ép trái cây… sẽ giúp cải thiện mùi mồ hôi… Tuy nhiên, nếu mồ hôi ra vào những lúc bé ngủ và thời tiết lạnh vẫn ra mồ hôi thì còn gọi mồ hôi trộm. Loại mồ hôi này hay gặp ở những bé còi xương, nếu ra mồ hôi trộm kèm theo trẻ gầy biếng ăn, sốt về chiều có thể nghĩ đến lao sơ nhiễm… thì cần đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị.
BS. Hoàng Văn Thái
Nguồn: SKĐS
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…