Categories: Tin tức

Trẻ bị viêm đường tiết niệu, dùng thuốc gì?

Gần đây, tôi thấy con gái 4 tuổi đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần đi thì lượng nước tiểu ít, mùi khai và có biểu hiện khó chịu, đau giống như bị viêm đường tiết niệu.

Xin hỏi với bệnh lý này tôi nên dùng thuốc gì cho con?

Nguyễn Hoàng Lan (Ninh Bình)

Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em với các biểu hiện đi tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu ít, có thể có màu vàng đục, mùi khai. Trẻ có biểu hiện khó chịu, đau đớn khi đi tiểu. Bên cạnh đó, trẻ có thể biếng ăn, tinh thần bất ổn, mệt mỏi, nôn mửa, sụt cân, có khi sốt cao hoặc xảy ra tình trạng thân nhiệt giảm. Mầm bệnh chủ yếu là do vi khuẩn Ecoli hoặc một số dạng kí sinh trùng, vi khuẩn, virut khác ở sẵn trong cơ thể nhưng do một nguyên nhân nào đó mà các lợi khuẩn mất đi, các tác nhân này phát triển và gây nên tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu. Ngoài ra, với bé gái, tình trạng niệu đạo ngắn, lỗ tiểu gần với hậu môn tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập từ hậu môn vào niệu đạo là yếu tố nguy cơ cao gây nhiễm khuẩn.

Tùy vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây ra sẽ có biện pháp điều trị và các loại thuốc khác nhau cho phù hợp. Ở giai đoạn bệnh nhẹ, có thể sử dụng kháng sinh thông thường nhưng hiệu quả như amoxicillin, bactrim, trimethoprim… Khi bị nhiễm khuẩn nặng cần phải kết hợp 2 kháng sinh tiêm trong thời gian từ 3-5 ngày đầu để đạt hiệu quả điều trị. Trong đó, các thuốc có thể được sử dụng là cephalosporin hoặc amoxicillin tiêm phối hợp aminoside (với aminoside cần rất thận trọng vì thuốc rất độc cho thận, thần kinh thính giác, thần kinh thị giác), cephalosporin thế hệ 3 (liều phù hợp cân nặng và tuổi)… Với thể viêm đường tiết niệu chỉ có viêm bàng quang đơn thuần, có thể chọn bactrim, biseptol. Cần tránh kháng sinh nhóm fluoroquinolon vì ảnh hưởng xấu tới sụn xương và gây độc thận ở trẻ. Để hỗ trợ giúp cải thiện bệnh nhanh hơn bạn nên cho con uống nhiều nước và không được nhịn tiểu…

Như vậy, để xác định chính xác bệnh, chị cần đưa con đi khám, làm xét nghiệm xác định nguyên nhân và mức độ bệnh để dùng thuốc hợp lý, tránh gặp phải những tác dụng không tốt của thuốc với cơ thể.

BS. Nguyễn Văn Đức

Nguồn: SKĐS

adminyhoc

Recent Posts

2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp

Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn…

2 days ago

Phương pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ

Sau guồng quay với những công việc bận rộn dịp nghỉ lễ là thờ gian…

2 days ago

Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình…

2 days ago

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

5 days ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

5 days ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

5 days ago