Cô gái người Nga trắng như tuyết có tên là Nastya Kumarova, năm nay 21 tuổi. Hầu hết mọi người khi nhìn thấy hình ảnh Nastya đều biết cô bị mắc phải bệnh bạch tạng.
Tuy nhiên, Nastya đã không vì thế mà cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt. Cô đã trở thành người mẫu để lại ấn tượng tuyệt đẹp trong lòng người hâm mộ.
Nastya sinh năm 1996. Năm nay cô chỉ mới 21 tuổi. Cô tận dụng mọi khoảnh khắc để cảm nhận hương vị dịu dàng của cuộc sống.
Với làn da trắng như tuyết, Nastya được mọi người ví như phiên bản sống của nàng Bạch Tuyết trong truyện cổ tích!
Một họa sĩ đã từng thốt lên rằng: “Dù là người bạch tạng nhưng phải thừa nhận rằng, các tông màu da của Nastya cực đẹp. Là một họa sĩ chuyên nghiên cứu về người bạch tạng, tôi thực sự bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của Nastya Zhidkowa”.
Lông mi màu trắng kết hợp với mái tóc trắng hơi ngả vàng tạo nên gương mặt Nastya trông rất thanh tao và xinh đẹp.
Tuy vậy, từ nhỏ, Nastya đã phải làm quen với những ánh mắt hiếu kỳ, có khi là kỳ thị của nhiều người xung quanh. Ở một số nước châu Phi, đặc biệt là ở Đông Phi, những người mắc chứng bạch tạng còn có nguy cơ bị ngược đãi, bắt cóc, thậm chí bị giết chết để lấy đi các bộ phận trên cơ thể làm bùa phép chữa bệnh.
Nastya từng rất buồn bã, chán nản, luôn thu mình, không muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Bởi vậy, những thông tin về cô và gia đình hầu như được bảo mật một cách kín đáo nhất.
Nhưng dần dần, với sự động viên từ gia đình và suy nghĩ tích cực của bản thân, cô nhận ra cuộc sống có rất nhiều điều thú vị, thay vì ngồi ủ rũ nên làm việc đặc biệt gì đó để mọi người nhớ đến bằng khả năng của mình.
Từ đó, Nastya tự tin, không ngừng tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống. Cô khởi nghiệp bằng công việc người mẫu ảnh. Bởi sở hữu một làn da khác lạ và gương mặt khả ái, cô đã trở thành một trong số những người mẫu bạch tạng đắt giá của làng thời trang.
Trên đường đi, thỉnh thoảng Nastya cũng gặp phải những ánh mắt nhìn kỳ thị của người xung quanh nhưng cô luôn dũng cảm đối mặt với mọi thứ. Cô chủ động đưa vẻ đẹp độc đáo của mình bày ra một cách sống động.
Nastya quả là rất đẹp! Với lòng dũng cảm vượt qua mặc cảm của bệnh tật, cô là minh chứng về vẻ đẹp hình thể và cả vẻ đẹp tinh thần từ sâu thẳm bên trong con người cô.
Vậy bệnh bạch tạng là gì?
Bạch tạng (tiếng Anh: Albinism có nguồn gốc từ tiếng Latin: albus có nghĩa là “trắng”) là một thuật ngữ dùng chung cho các chứng bẩm sinh do rối loạn quá trình sinh tổng hợp ra sắc tố melanin, làm cho da, tóc và mắt của người bệnh có màu nhạt. Da của người bị bạch tạng dễ bị bỏng nắng, do đó dễ bị ung thư da.
Bệnh bạch tạng không chỉ xuất hiện ở con người mà còn ở con vật. Và đây là hình ảnh rùa bạch tạng…
Và ngựa bị bạch tạng.
Ở Tanzania, Đông Phi, bệnh nhân bạch tạng được gọi là “con của mặt trăng”. Do đó trẻ em bị bạch tạng có số phận rất bi thảm. Các pháp sư địa phương tin rằng ăn các cơ quan của người này có thể mang lại may mắn và sự giàu có. Vậy nên không chỉ con người mà cả động vật bạch tạng cũng bị giết hại để lấy thịt bán.
Người dân địa phương sẵn sàng chi 3000 USD đến 4000 USD (600 triệu đến 800 triệu VNĐ) để mua cánh tay của bệnh nhân bạch tạng. Nếu mua cả thân thể thì giá là 75 ngàn USD (1,5 tỷ VNĐ). Theo như khảo sát thì tỷ lệ trung bình trên toàn thế giới, cứ 20 ngàn người thì có 1 người bị bạch tạng. Tỉ lệ cao nhất là ở khu vực Đông Phi, Tanzania, một ngàn bốn trăm người có một người bị bạch tạng.
Hiện nay bệnh bạch tạng vẫn không thể chữa khỏi. Những người này vẫn bị phân biệt đối xử, điều này có thể khiến một số người mang cảm giác tuyệt vọng về cuộc sống. Nhưng một số người khác chọn cách dũng cảm đứng lên và đối mặt theo cách riêng của mình.
Câu chuyện rơi lệ về nữ vô địch chạy đường dài nhưng không thể dừng lại
San San
Nguồn: ĐKN
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…