Categories: Tin tức y học

Trâm bầu và công dụng trị bệnh

Trâm bầu là dạng cây bụi, gỗ nhỏ, cao từ 2-10 m, có khi tới 12 m. Thân trâm bầu có nhiều cành ngắn, khi rụng lá trông như gai. Cành non có 4 cạnh, lá mọc đối xứng, hình trứng dài, chóp tù hay nhọn. Hai mặt lá đều có lông, mặt dưới nhiều hơn. Chiều dài của lá là 3-7,5 cm, chiều rộng 1,5-4 cm.

Cây trâm bầu.

Cụm hoa gồm một hoa mọc ở kẽ lá và nhiều hoa nhỏ ở đầu cành, màu vàng nhạt. Quả dài từ 18-20 mm, rộng 7-8 mm, có 4 cành mỏng chứa 1 hạt hình thoi, rộng 4 mm, có rìa. Mùa hoa quả của trâm bầu vào tháng 9 đến tháng 11.

Người dân ở một số nơi hái lá Trâm bầu phơi khô, phối hợp với lá nhân trần để làm trà nhuận gan. Người ta còn trồng Trâm bầu để nuôi kiến cánh đỏ.

Hầu như ở cây Trâm bầu, mọi bộ phận đều hữu ích và có khả năng chữa trị nhiều bệnh. Hạt và rễ làm thuốc tẩy giun đũa và giun kim. Nước sắc từ hạt Trâm bầu có tác dụng trên giun đất và sán lợn. Lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt. Ngoài ra, rễ Trâm bầu còn chữa thương và lá làm thuốc giảm đau, cầm tiêu chảy.

Ngoài ra, Trâm bầu còn có các tác dụng sau:

Tác dụng kháng ung thư: kết quả nghiên cứu của Giáo sư Pettit, Giám đốc Viện nghiên cứu ung thư thuộc bang Arizone (USA) cùng các cộng sự đã chiết xuất được một chất có tên là Combretastatin trong vỏ cây Trâm bầu. Khi chuyển sang dạng muối phosphat chất này hòa tan trong nước và được bào chế ở dạng thuốc viên, nhóm nghiên cứu của GS. Pettit đã chứng minh tác dụng của Combretastatin khi được dùng chung với một số chất kháng ung thư khác như carboplatin, cisplatin, vinblastin, phối hợp xạ trị hoặc hóa trị, thuốc có thể tiêu diệt 95% tế bào ung thư.

Combretastatin có tác dụng ngăn cản lưu lượng máu không cho chuyển oxygen đến các tế bào ung thư làm cho chúng ở trong tình trạng đói oxygen vì thế các tế bào này không thể phát triển được.

Tác dụng lợi mật: Nước sắc lá Trâm bầu có tác dụng tăng tiết mật, vì vậy giúp cho sự tiêu hóa thức ăn dễ dàng, dân gian gọi là thuốc bổ đắng, nó giúp ăn ngon miệng và kích thích sự ăn ngon, gia tăng cảm giác thèm ăn.

Tác dụng lợi tiểu: uống nước sắc lá Trâm bầu, lượng nước tiểu bài tiết tăng lên rõ rệt nhưng chậm hơn so với Furosemid. Nhưng tác dụng này được kéo dài trong những giờ sau, điều này có thể giúp cho cơ thể giải độc tốt mà không gây tai biến khi sử dụng.

Vài cách trị bệnh từ cây Trâm bầu:

– Điều trị giun đũa, kim: Mỗi ngày ăn 10-15 (khoảng 14-20 g) hạt Trâm bầu bỏ vỏ (trẻ em dùng 5-10 hạt, khoảng 7-14 g), tùy theo độ tuổi. Có thể nướng qua hạt cho thơm, kẹp vào quả chuối chín để dễ ăn. Điều trị trong 3 ngày liền. Lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt.

– Nước sắc từ hạt Trâm bầu có tác dụng trên giun đất và sán lợn. Lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt. Ngoài ra, rễ Trâm bầu còn chữa thương và lá làm thuốc giảm đau, cầm tiêu chảy.

Theo NTD

Nguồn: Báo Tầm Nhìn

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago