Trái tim mỗi người có nhịp đập khác nhau vì sao?
Trái tim của chúng ta đã đập từ ngay khi còn trong bụng mẹ. Nó đập liên tục không nghỉ ngày này qua ngày khác, cho đến khi chúng ta lìa cõi trần thế. Nếu cứ tính trung bình một phút trái tim đập 60 lần, với tuổi một cụ già 80, trái tim đã đập khoảng 2 tỷ 400 triệu lần.
Tim sở dĩ có thể liên tục làm việc không nghỉ là bởi cấu tạo của nó. Không giống như các cơ quan khác, trong quả tim có một hệ thống tổ chức rất đặc biệt, đó là hệ thống nút thần kinh là nút xoang, nút nhĩ thất và bó His.
Bó His đó lại được phân ra rất nhiều nhánh nhỏ, bố trí dầy đặc, chạy giữa các sợi cơ tim, tạo thành lưới Purkinje trong 2 tâm thất phải và tâm thất trái. Tổ chức này rất độc đáo và đặc biệt là nó có thể tự động phát tín hiệu, những xung động gây hưng phấn cho cơ tim, từ đó mà có hiện tượng đập của tim.
Các nhà khoa học từng lấy tim của con chó sau khi đã bị chết, đổ một dung dịch nóng ấm có chứa nhiều oxy vào động mạch vành, làm cho cơ của tim được bồi dưỡng thì quả tim đó lại tiếp tục đập được vài giờ nữa. Còn gà con khi mà tổ chức thần kinh trung ương còn chưa đạt tới mức hoàn thiện trước lúc ra đời, tim nó đã biết đập rồi. Có thể thấy rõ, tim gà đập là do tự bản thân tim phát sinh ra và hiển nhiên nó gần như không bị phụ thuộc vào bất kỳ bộ phận, nào khác trong cơ thể.
Tim của người cũng thế. Trong trạng thái bình thường, hoạt động của nó chịu sự chi phối của hệ thống nút thần kinh tim. Cứ một khoảng nhất định nào đó về thời gian, nút xoang tự động phát tín hiệu. Tín hiệu từ “điểm khởi động” này phát ra là các xung động được truyền đến cơ của tâm nhĩ gây co bóp tâm nhĩ. Đồng thời xung động đó lan đến nút nhĩ thất và bó His, đến các nhánh bó His nối theo lưới Purkinje lan ra tâm thất làm tâm thất co bóp, cứ thế lập đi lặp lại đều đặn theo cho kỳ.
Như vậy sự hoạt động của tim không hề có một chút liên quan nào với hệ thần kinh?
Có, liên quan khá lớn là khác. Tim hoạt động bình thường dựa vào những qui luật tiết tấu cố định sinh ra từ những xung động, từ “điểm khởi động” nút thần kinh tim. Nhưng cũng có lúc, ta thấy tim đập nhanh, mạnh hơn bình thường, như khi vận động nhiều, hoặc chậm hơn một chút lúc nghỉ ngơi.
Công việc này lại phải nhờ đến sự chỉ đạo của hệ thần kinh thực vật với 2 loại: hệ phó giao cảm và hệ giao cảm. Khi kích thích hệ phổ giao cảm sẽ làm ức chế các nút xoang, nút nhĩ thất, tim đập chậm lại. Ngược lại khi kích thích hệ giao cảm thì làm tim đập nhanh hơn. Cho nên lúc ta ngủ tim đập chậm còn lúc đang phấn khích tim đập nhanh. bình thường hai loại thần kinh phó giao cảm và giao cảm duy trì trạng thái cân bằng nên biến đổi nhịp đập, lực co bóp, trương lực cơ tim, … không lớn lắm.
Thực ra ngoài nhân tố thần kinh ra, còn có rất nhiều nhân tố có tác động đến sự điều hòa hoạt động của tim như cơ chế dịch thể chẳng hạn các horpion nội tiết tuyến thượng thận adrenalin, hormon tuyến giáp thyroxin làm tim đập nhanh hơn. Cả đến các chất điện giải như ion kali (K+), ion canxi (Ca++) cũng làm giảm hoặc tăng trương lực cơ tim. Rồi các yếu tố phản xạ khi hai nhãn cầu mất bị ép mạnh tim đập chậm lại, khi bị đánh mạnh vào vùng thượng vị có thể làm tim ngừng đập,… Như vậy ta thấy rằng, việc tim đập tuy chủ yếu và quyết định là do được duy trì bởi cấu tạo đặc biệt của bản thân tim, nhưng ngoài ra nó chịu không ít những ảnh hưởng của những nhân tố khác trong cơ thể tạo nên.
Vì sao tim mỗi người đập khác nhau và tim của trẻ con đập nhanh hơn người lớn
Mỗi người đều có một trái tim. Nhưng tim của mỗi người đập nhanh, chậm khác nhau. Tốc độ đập của tim có liên quan đến tuổi tác và giới tính. Hơn nữa bất kể trong cơ thể nào nó đều liên quan mật thiết đến trạng thái tinh thần, tình hình hoạt động, tư thế làm việc, nhiệt độ môi trường,… cho nên ngay ở một người trong 24 giờ, tốc độ đập của tim cũng không giống nhau, có lúc nhanh, có lúc chậm.
Thông thường mà nói tốc độ đập của tim tương đối nhanh lúc hít vào và tương đối chậm khi thở ra, lúc nằm đập chậm hơn lúc ngồi, lúc ngồi đập chậm hơn lúc đứng. Khi ta vận động, tim đập nhanh hơn mức bình thường. Khi ta bị kích động, tim đập nhanh hơn lức ở trạng thái ôn hòa. Nhiệt độ cao cũng làm tim đập nhanh hơn khi trời lánh giá. Ở nam giới tim đập chậm hơn ở nữ giới.
Chúng ta có thể lấy tần số dao động đập của tim lúc yên tĩnh để xem xét thì ở nam giới bình quân một phút là 65 đến 75 lần, ở nữ giới bình quân từ 70 đến 80 lần. Ở người già, tim đập chậm hơn người trẻ, người trẻ tim đập chậm hơn trẻ con. Tuổi càng nhỏ, tim đập càng nhanh. Trẻ còn trong bụng mẹ tần số đập của tim có thể đạt tới 140 đến 160 lần mỗi phút. Khi ra đời giảm còn 130 lần mỗi phút. Lúc lên 2 tuổi chỉ còn 100 đến 120 lần trong một phút, sau 5 tuổi càng chậm lại, đến sau 15 tuổi thì tần số đập của tim gần tương đương như người lớn.
Yhocvn.net
Mẩn ngứa là hiện tượng tự nhiên gây ra những phiền toái ảnh hưởng đến…
Trong hệ thống tiêu hoá, gan nằm gần hạ sườn bên phải vì vậy loại…
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…