Categories: Sức khoẻ

Tỏi là ‘thần dược’ nhưng ăn tỏi theo cách này coi chừng gặp họa

Trong thành phần của tỏi chứa nhiều chất được dùng làm dược liệu. Nhưng nếu bạn sử dụng sai cách, bạn sẽ biến món ăn cho cả nhà thành chất cực độc thậm chí dẫn đến tử vong.

Nấu chín tỏi, kết hợp thực phẩm kỵ với tỏi, nấu tỏi ngay sau khi băm, ăn quá nhiều tỏi… là những thói quen sai lầm khi sử dụng tỏi. Đây vừa là hành động làm mất đi tác dụng của tỏi vừa gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dùng.

Dưới đây là những sai lầm phổ biến nhất của nhiều bà nội trợ khi sử dụng tỏi hằng ngày:

Nấu chín tỏi khi chế biến món ăn

Đây là cách làm của nhiều người bởi quan niệm nấu chín thì tỏi dễ ăn và món ăn sẽ thơm ngon hơn. Nhưng nhiều người lại không hề biết rằng khi gặp nhiệt độ cao thì chất allicin sẽ bị vô hiệu hóa và không còn khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì thế, tốt nhất, bạn nên nấu tỏi ở một mức độ vừa phải, khoảng 15 phút ở lửa nhỏ rồi tắt bếp là tốt nhất.

Khi xào nấu cũng nên cho tỏi ở nhiệt độ vừa và đảo thật nhanh để không làm các chất trong tỏi bị vô hiệu hóa, đảm bảo tỏi vẫn còn nguyên tác dụng sau khi chế biến.

Càng ăn nhiều tỏi càng tốt

Như nhiều người quan niệm, tỏi tươi của Việt Nam vừa là gia vị không thể thiếu trong căn bếp khi chế biến các món ăn từ dân dã đến đặc sản mà còn là vị thuốc quý chữa được nhiều chứng bệnh thường gặp rất hiệu quả. Nhất là vào mùa đông và khi thời tiết chuyển mùa, trong bếp của nhiều gia đình không thể thiếu tổi. Chỉ cần ăn vài tép tỏi tươi nhỏ bạn sẽ không còn phải lo lắng về bệnh cảm cúm hay nghẹt mũi.

Thế nhưng, không phải cái gì tốt cũng nên ăn nhiều, quan niệm này không hoàn toàn đúng với tỏi. Bởi với độ cay và các chất trong tỏi có thể làm niêmmạc dạ dày bị viêm loét, mờ mắt hay gây bỏng nếu bạn ăn tỏi với số lượng quá nhiều trong ngày hoặc trong một lúc.

Không dùng tỏi tươi

Nhiều người dị ứng với mùi tỏi hoặc không thích bóc hay đập tỏi nên thường dùng dầu tỏi thay thế. Đây là cách làm không khoa học. Bởi các chất kháng sinh và tăng sức đề kháng chỉ tồn tại trong những tép tỏi tươi chứ không đảm bảo có đầy đủ trong tinh dầu từ tỏi.

Bởi vậy, bạn nên tự tập thói quen sử dụng tỏi tươi để tận dụng tối đa tác dụng của tỏi tươi trong cuộc sống và chữa bệnh.

Sử dụng ngay saukhi bằm nhuyễn

Có nhiều người thường nấu hoặc ăn tỏi ngay sau khi bằm nhuyễn để tiết kiệm thời gian hoặc tranh thủ khi nấu để thái nhỏ tỏi. Đây là cách làm rất sai lầm. Bởi trong thành phần của tỏi tươi có chức chất allicin hay còn là một hợp chất lưu huỳnh của tỏi hay còn gọi làthiosulfinates chỉ có thể phát huy tác dụng kháng khuẩn hiệu quả cho cơ thể người nếu để trong không khí 15 phút.

Bởi trong thời gian đó, các enzym trong không khí sẽ tổng hợp và tăng cường khoáng chất trong tỏi, khi cho vào nấu hay ăn sẽ phát huy tác dụng một cách tối đa.

Đắp trực tiếp tỏi lên da càng lâu càng hiệu quả

Tương tự như một số gia vị phổ biến có tính cay nóng khác như ớt hay gừng, tỏi có tính cay đặc trưng. Vậy nên khi đắp tỏi tươi lên da, bề mặt sẽ phải chịu một nhiệt độ cao hơn cùng với sự tiếp xúc của các chất kháng khuẩn trong tỏi sẽ làm cho da bạn dễ bị tổn thương hơn.

Chính vì thể, để làm đẹp từ tỏi tươi, bạn chỉ nên đắp dưới 10 phút và nên dùng nước ép tỏi với mật ong thay vì tỏi tươi nguyên tép. Điều này sẽ tránh trường hợp bị bỏng hay khô da sau khi đắp tỏi vẫn thường xảy ra ở nhiều người.

Sử dụng tỏi trong thời gian dài

Vì yêu cầu dùng cho những món ăn nhất định và thường xuyên nên nhiều bà nội trợ đã hình thành thói quen mua lượng lớn tỏi và dự trữ trong bếp để sử dụng trong thời gian dài.

Điều này vừa hạn chế tác dụng của tỏi vừa có nguy cơ gây độc cho cơ thể nếu tỏi lên mầm xanh. Muốn sử dụng tỏi an toàn, bạn nên mua lượng nhỏ vừa dùng trong vài ngày sẽ tốt hơn sử dụng tỏi trong suốt thời gian dài.

Kết hợp tỏi với thực phẩm sai cách

Tỏi có rất nhiều ứng dụng và có thể dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau nhưng bạn cần nhớ tuyệt đối không được sử dụng với những thực phẩm dưới đây. Nếu không bạn sẽ biến món ăn thành chất độc cực kỳ nguy hiểm.

– Kết hợp tỏi với cá trắm: gây chướng bụng và gây ra giun sán cho cơ thể.

– Kết hợp với thịt gà: gây ra kiết lỵ, táo bón, tổn thương cho đường ruột.

– Kết hợp với trứng gà: tạo thành chất độc gây nguy hiểm cho tính mạng nhất là khi tỏi bị cháy khét.

– Kết hợp với thịt chó: gây đau bụng, chướng bụng và khó tiêu.

Những người cấm kỵ dùng tỏi:

– Phụ nữ đang cho con bú: sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh bởi các chất allicin trong tỏi tươi.

– Những người có tiền sử bệnh về mắt: thiếu máu, khô mắt…

– Những người có bệnh tiêu chảy, bệnh thận, bệnh cao huyết áp… bởi tỏi có tính nóng nên không có lợi cho những người có bệnh.

– Những người có tiền sử bị bệnh về gan, nhất là bệnh viêm gan.

Trang Minh (Tổng hợp)

    Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:

    Tòa soạn Emdep.vn

    Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội

    Điện thoại: 0437959783

    Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn

    Hotline:0914926900

    Nguồn: Emdep

    adminyhoc

    Recent Posts

    Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

    Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

    4 hours ago

    Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

    Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

    1 day ago

    Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

    Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

    2 days ago

    JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

    JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

    3 days ago

    Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

    Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

    3 days ago

    Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

    Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

    3 days ago