Categories: Tiêu hóa

Tiêu chảy ở trẻ: nguyên nhân, thuốc điều trị, chế độ ăn

Bệnh tiêu chảy là gì?

Trẻ bị coi là bị tiêu chảy khi trẻ đi tiêu trên 3 lần một ngày, ra phân lỏng hoặc toàn nước. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đa số trường hợp bệnh hồi phục tốt nếu được chăm sóc đúng cách, ngược lại bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như  mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong.

Tiêu chảy gồm 2 loại: tiêu chảy cấp tính xảy ra đột ngột, nhưng chỉ kéo dài vài ngày có khi tới hơn một tuần, nhưng không quá 2 tuần. Tiêu chảy mạn tính, là tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần, 1 tháng, có khi hơn nữa, có ngày tiêu chảy ít, có ngày tiêu chảy nhiều, có ngày tưởng như khỏi bệnh, nhưng sau đó lại tái phát ngay. Loại tiêu chảy mạn tính ít gặp hơn tiêu chảy cấp, nhất là ở trẻ em.

Nguyên nhân gây tiêu chảy?

Nguyên nhân này là do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (do ăn uống thiếu vệ sinh, thức ăn dơ bẩn, ôi thiu, không được nấu chín kỹ, hoặc là để ruồi nhặng đậu vào, nước không đun sôi v.v) các vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường ruột, chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và lấn áp vi khuẩn có lợi, tiết ra độc tố gây nên tiêu chảy.

Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách: một là cơ thể huy động nhiều nước vào ruột để hòa tan các siêu vi, vi khuẩn và các chất độc do chúng sinh ra; hai là ruột co bóp mạnh để thải nước ra ngoài, mang theo siêu vi, vi khẩn và các chất độc ra ngoài cơ thể, điều đó sinh ra tiêu chảy.

Hậu quả  là cơ thể thải ra quá nhiều nước mà không bù vào, kèm theo mất cả điện giải là những chất muối rất cần thiết cho cơ thể. Tiêu chảy thường xảy ra theo mùa và theo địa cư. Ở vùng ôn đới, vào mùa nóng, tác nhân gây tiêu chảy là do virus gây nên. Ở vùng nhiệt đới, tiêu chảy do vi khuẩn gây nên. Xảy ra cao điểm vào mùa mưa và nóng, tiêu chảy do Rotavirut lại xảy ra cao điểm vào mùa khô lạnh.

Điều trị tiêu chảy

-Bổ sung lượng nước thường xuyên nhất là oresol

– Nếu là trẻ nhỏ cần cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn

– Tuyệt đối không được nhịn ăn để “ruột nghỉ ngơi”. Điều này hết sức sai lầm và rất nguy hiểm. Thực tế dù dù bị tiêu chảy nhưng cơ thể vẫn có khả năng hấp thu hơn 70% chất dinh dưỡng. Nếu ăn tốt sẽ giúp cho quá trình lành bệnh diễn ra nhanh hơn.

-Cần tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng làm bệnh xấu hơn.

Thực đơn phù hợp với bệnh tiêu chảy

Cháo muối: Nấu cháo với một nắm gạo, 2 bát nước và một nhúm muối. Cháo này có tác dụng như dung dịch muối đường Oresol. Bệnh nhân phải ăn cả nước lẫn cái và xem đó là biện pháp bù lại nước đã mất chứ không xem là một bữa ăn.

Cháo cà rốt: Cà rốt có tác dụng cầm tiêu chảy. Cách nấu cháo cà rốt: Chuẩn bị 30g cháo ăn liền (tương đương với một nắm gạo), 30g cà rốt, nguyên vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ, 1 thìa cà phê nước mắm, 2 lát gừng, nấu thành cháo. Cháo này chứa chất pectin, giúp phân mau chặt, muối (trong nước mắm) và gừng có tác dụng làm “ấm bụng”, mau cầm tiêu chảy hơn. Từ ngày thứ 2, có thể cho trẻ ăn cháo gà. Cháo thịt gà băm có tác dụng tốt trong quá trình điều tri tiêu  chảy, cho trẻ ăn bình thường trở lại, có nghĩa là khẩu phần vẫn gồm 4 loại dinh dưỡng (bột, đường, chất béo, đạm), vitamin và muối khoáng.

Cháo thịt nạc, xúp thịt nấu với cà rốt, khoai tây

Uống các loại nước như nước dừa tươi, nước khoáng

 Lưu ý: Thức ăn phải được nấu chín, mềm, nhừ, dễ tiêu, ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ. Với rau và trái cây, chọn loại có màu sẫm.

Dùng thuốc gì cho trẻ bị tiêu chảy

Những thuốc thông thường có thể dùng

Nhóm vi khuẩn hữu ích cho đường ruột: thường là các sản phẩm chuyển hóa của vi khuẩn Lactobacillus acidophilus (có người còn gọi là men tiêu hóa) dùng điều tri tiêu chảy. Thuốc này được dùng an toàn cho trẻ em cho các thể tiêu chảy, kể cả tiêu chảy nhiễm trùng khi dùng chung với kháng sinh đường ruột. Đó là các thuốc Enterogerminar uống 1-2 ống/ ngày, Lacteol fort, Antibio, Biolactyl, Ultra-Levure…

Nhóm sát trùng đường ruột: dùng trị tiêu chảy cấp do nguyên nhân vi khuẩn. Thường được dùng dưới dạng  nhũ tương (suspention) như Ercefuryl, Ricridene, Panfurex…Những thuốc cầm tiêu chảy không được dùng cho trẻ như atropin, diphenoxylat, loperamide…trừ trường hợp có chỉ định của thầy thuốc nhi khoa. Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh khi bị tiêu chảy vì dùng kháng sinh có thể làm rối loạn tiêu hóa và làm bệnh trở nên nặng hơn.

Nhóm bảo vệ niêm mạc đường ruột: giúp niêm mạc dạ dày, đường ruột giảm hấp thuddoocj chất vào cơ thể, giảm triệu chứng khó chịu khi tiêu chảy, làm đặc phân như Actapulgite, Smecta, Sacolene…)

Tuyệt đối không dùng thuốc cầm ỉa cho trẻ vì tiêu chảy đa phần là do nhiễm trùng ở đường ruột, tiêu phân lỏng cũng là cách bảo vệ cơ thể giúp thải trừ vi trùng, chất độc. Hơn nữa, điều trị chính bệnh tiêu chảy là phòng mất nước; bù nước và muối nếu trẻ đã mất nước. Các thuốc cầm tiêu chảy là những loại thuốc làm giảm nhu động ruột, liệt ruột làm phân không được thải ra ngoài, trẻ vẫn bị “tiêu chảy” nhưng phân không bài xuất ra ngoài được, ứ lại trong ruột gây chướng bụng, viêm ruột, thậm chí làm tắc ruột, thủng ruột, tử vong.

4 khuyến cáo cho cộng đồng phòng chống bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm

Bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm lây lan nhanh và dễ tử vong, nhưng có thể đề phòng được. Để ngăn ngừa bệnh và phòng dịch bệnh lây lan, mọi người thực hiện những khuyến cáo sau:

1. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường:

– Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc cloramin B sau mỗi lần đi tiêu.

– Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột, cloramin B… vào sau mỗi lần đi để sát khuẩn.

– Tránh tập trung ăn uống đông người như ma chay, cưới xin, cúng giỗ.

– Hạn chế người ra, vào vùng đang có dịch.

2. An toàn vệ sinh thực phẩm:

– Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống sôi.

– Không ăn rau sống, không uống nước lã.

– Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua.

3. Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch:

– Nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ sạch sẽ.

– Tất cả nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất cloramin B.

– Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Cấm vứt súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông, giếng.

4. Khi có người bị tiêu chảy cấp:

Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp, phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời.

Cục Y tế dự phòng Việt Nam

Ths. Bs Trần Việt Hùng – BV Bạch Mai

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago