Categories: Tin tức

Tiên đoán đáng sợ về hiện tượng ‘Mặt trăng máu’ dưới góc nhìn của chuyên gia trong tín ngưỡng

Nhiều nền văn hóa và tín ngưỡng đã dự đoán rằng, mỗi khi Mặt trăng máu xảy ra, thế giới sẽ xảy ra nhiều biến cố…

Nguyệt thực một phần là hiện tượng thiên văn được xem là đáng chú ý nhất trong năm 2017 có thể quan sát được tại Việt Nam sẽ diễn ra vào đêm 7, rạng sáng 8/8.

Mặt trăng máu tại xuất hiện tại Thái Lan 7/8

Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần. Nhìn từ Trái Đất, Mặt Trăng sẽ chuyển sang màu đỏ nên còn được gọi là hiện tượng trăng máu.

Từ những ghi chép trong Kinh Thánh…

“Khải Huyền” có lẽ là cuốn sách quen thuộc của mọi tín đồ Kitô giáo. Tiết 12 chương 6 của sách này có ghi lại: “Khi Chiên Con mở ấn thứ sáu, tôi thấy một trận động đất khủng khiếp xảy ra, Mặt trời trở nên tối đen như một bao tải làm bằng lông đen, cả Mặt trăng trở nên đỏ như máu”.

“Cựu Ước” của Thánh Kinh, tiết 1 chương 7 cũng nói: “Trước Ngày Tận thế là Mặt trăng đỏ máu…” Những lời lẽ ấy đều ám chỉ hiện tượng Mặt trăng “đổ máu”.

Theo người Thiên chúa giáo, hình ảnh nguyệt thực được gắn liền với hình ảnh cái chết của Chúa trên cây thánh giá.

Họ cho rằng, Mặt trăng máu chính là sự trừng phạt của Chúa – đó là cách Người thể hiện sự phẫn nộ đối với loài người.

Thông thường, hình ảnh nguyệt thực được gắn liền với hình ảnh cái chết của Chúa trên cây Thánh giá. Ngoài ra, nó còn liên quan đến Ngày Phán xét và sự Tận diệt của Trái đất.

Tới ghi chép trong Kinh Phật thời xưa…

Trong Kinh Phật “Nhân vương hộ quốc Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh”, người đời sau có chép lại lời Phật khi trò chuyện cùng vua Ba Tư Nạc. Theo đó, trên thế giới có bảy đại nạn có thể xảy ra.

Phật nói: “Đại vương! Đại thiên thế giới chúng ta có bách ức Tu Di, bách ức nhật nguyệt, mỗi một Tu Di có bốn thiên hạ. Thiệm Bộ Châu này có thập lục đại quốc, ngũ bách trung quốc, thập vạn tiểu quốc, trong các nước lại có bảy nạn. Hết thảy quốc vương để trừ tai nạn, thì giảng thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa này, bảy nạn liền diệt, quốc thổ an lạc”.

Vua Ba Tư Nạc hỏi: “Bảy nạn thế nào?”

Phật nói: “Một, nhật nguyệt thất độ. Nhật sắc thay đổi—màu trắng, màu đỏ, màu vàng, màu đen, hoặc hai ba bốn năm mặt trời cùng chiếu; nguyệt sắc thay đổi—màu đỏ, màu vàng; nhật nguyệt bạc thực, hoặc có trùng luân—một hai ba bốn năm bánh xe hiện trùng nhau. Hai, các sao thất độ. Sao chổi, Mộc tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Thủy tinh, Thổ tinh, v.v. các chư tinh, đều thay đổi hoặc hiện ban ngày. Ba, long hỏa, quỷ hỏa, nhân hỏa, thụ hỏa, đại hỏa tứ khởi thiêu hủy vạn vật. Bốn, thời tiết thay đổi, nóng lạnh bất thường. Mùa đông mưa sấm sét, mùa hạ băng sương tuyết, mưa đất đá núi cho tới cát vụn, mưa đá bất thường, mưa đỏ sông đen, sông ngòi ngập lụt, núi lở đá rơi. Năm, cuồng phong nổi dậy, che lấp nhật nguyệt, cuốn nhà nhổ cây, cát bay đá chạy. Sáu, thiên địa kháng dương, ao hồ khô cạn, thảo mộc chết khô, ngũ cốc không thành. Bảy, bốn phương giặc đến cướp nước trong ngoài, chiến tranh nổi dậy, bách tính tử vong”.

Đứng đầu trong số đó chính là “nhật nguyệt thất độ”, tức là sự thay đổi màu sắc của Mặt trăng Mặt trời, bao gồm cả Mặt trăng máu. Khi hiện tượng này xảy ra, đại họa sẽ ập tới và hủy diệt cuộc sống bình an của người dân.

Theo những tài liệu ghi lại trong cuốn “Đại Chính Tàng Kinh”: “Nếu có nhật nguyệt bạc thực, hoặc ngũ tinh hình sắc biến dị, hoặc sao chổi bùng phát thì đó là dấu hiệu của tai họa, dịch bệnh hoành hành, quỷ thần bạo loạn, quân giặc dị quốc xâm lược”.

Cổ ngữ có câu: “Nguyệt hữu huy hoàng, ám sắc thỉ quang, thiên tai hàng chỉ”.

Nghĩa là địa cầu bình thường thì Âm Dương, Ngũ hành quân bình, như vậy vạn vật mới có thể sinh trưởng, phát dục; tuy nhiên khi phát sinh hiện tượng nguyệt thực toàn phần, Ngũ hành trên địa cầu chịu ảnh hưởng, trường khí của địa cầu bị đảo loạn, như vậy tai họa sẽ phát sinh.

Địa cầu sẽ có các biến hóa mới nữa, động đất, sóng thần, hồng thủy, sấm chớp, mưa bão, núi lửa, cuồng phong, các loại ôn dịch, tai họa, v.v. Giữa các quốc gia, giữa con người với nhau sẽ chinh chiến bất đoạn. Mặt trăng nguyên là thuộc Âm, chính là chủ sát, màu đỏ đại biểu tia máu ngút trời, tương lai mới rõ là chết bao nhiêu người.

Các chuyên gia đã đưa ra lời lý giải rằng, “Nhật nguyệt bạc thực” ở đây chính là nhật thực toàn phần hoặc nguyệt thực toàn phần mà khoa học nói tới. Khi ấy hoặc là đại ôn dịch lưu hành, hoặc là gặp họa binh đao.

Tạm kết: Như vậy, trong một số tín ngưỡng và tôn giáo, hiện tượng Mặt trăng máu thường gắn liền với những thảm họa tự nhiên hay biến cố lớn trong lịch sử.

Thiên Nhẫn (T/H)

 

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago