Categories: Hỏi đáp y học

Thuốc chống lao có thể gây độc cho gan

Tin tức y học – Bố tôi bị bệnh lao nên phải uống rất nhiều loại thuốc, trong đó có thuốc isoniazid (INH).

Bố tôi bị bệnh lao nên phải uống rất nhiều loại thuốc, trong đó có thuốc isoniazid (INH). Gần đây, bố tôi có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, vàng da. Đi khám bệnh thì được chẩn đoán là viêm gan cấp do thuốc. Xin quý báo giúp tôi hiểu rõ hơn về loại thuốc chữa lao INH và vì sao nó gây tác dụng phụ? Tôi xin cảm ơn!

Nguyễn Thị Sen (Bắc Ninh)

Phần lớn thuốc khi vào cơ thể, chúng được chuyển hóa tại gan trước khi đào thải qua đường mật hoặc qua thận. Bình thường thuốc đưa vào cơ thể là chất không độc, nhưng sau khi được chuyển hóa tại gan một số thuốc trở thành chất gây độc cho gan. Thuốc có thể gây độc cho gan ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến hoại tử rất nặng, bệnh có thể cấp tính nhưng cũng có thể mạn tính. Bệnh thường xuất hiện trong vòng từ 5 – 90 ngày sau khi dùng thuốc, với biểu hiện rất khác nhau từ chán ăn mệt mỏi cho đến vàng da, nước tiểu vàng, đau tức vùng gan, xuất huyết dưới da, thậm chí có thể xuất hiện xuất huyết tiêu hóa, hôn mê gan, suy gan nặng dẫn đến tử vong. Với sự ra đời của nhiều thuốc mới, danh sách các thuốc gây độc cho gan ngày càng dài thêm trong đó phải kể đến các thuốc điều trị bệnh lao.

Thuốc điều trị bệnh lao bao gồm isoniazid, rifampicin, streptomycin… Isoniazid (INH) là thuốc gây độc cho gan, tuy nhiên vì những tác dụng trên vi khuẩn lao nên INH vẫn là thuốc điều trị chính cho bệnh lao từ hơn nửa thế kỷ nay. Sự tăng men gan thấy xuất hiện vài tuần sau khi bắt đầu điều trị lao khoảng 10-20% bệnh nhân dùng INH. Sự tăng men gan này thường ở mức vừa phải và không liên quan dấu hiệu hay triệu chứng bệnh gan. Ở nhiều bệnh nhân tăng men gan tiếp tục dùng INH vẫn chịu đựng được và có thể sau đó men gan lại trở về gần bình thường.

Nếu có tăng men gan, ngưng dùng INH thì men gan trở về bình thường trong vòng 1 – 4 tuần. Tuy nhiên vẫn có ít bệnh nhân khi dùng INH có thể suy gan cấp (có thể xảy ra khoảng 0,1 % – 2% bệnh nhân). Bệnh nhân trên 50 tuổi có nhiều nguy cơ bị viêm gan khi dùng INH hơn bệnh nhân trẻ tuổi. Ở trẻ em ít khi có tổn thương gan xảy ra khi dùng INH; bệnh nhân nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam. Do vậy, trong quá trình dùng INH cần theo dõi kỹ để phát hiện viêm gan do INH để ngưng điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng nặng cho gan.

Ngoài ra, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ y lệnh của bác sĩ, không tự ý tăng/giảm liều hoặc bỏ thuốc. Khi có các biểu hiện như chán ăn sợ mỡ, nước tiểu sẫm màu, đau tức vùng gan thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra phát hiện và điều trị kịp thời. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc để có phác đồ điều trị mới.

BS. Nguyễn Thị Thúy

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago