Dinh dưỡng

Thực phẩm acid – kiềm: Ăn sao để cơ thể tự chữa lành bệnh?

Tiền đề cho một cơ thể khỏe mạnh và hạnh phúc chính là sự cân bằng acid – kiềm (độ pH) trong cơ thể. Những gì bạn ăn và uống hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến nồng độ pH, bởi vậy điều chỉnh chế độ ăn uống chính là “chìa khóa” để cơ thể tự hồi phục và tự chữa lành các tổn thương.

Ngay từ thế kỷ thứ XX, Walter Bradford Cannon (1871 – 1945) nhà sinh lý học người Mỹ, Giáo sư Sinh lý học tại Trường Y Harvard, đã nhận rõ tầm quan trọng của sự cân bằng giữa acid và kiềm trong cơ thể con người, nhất là trong các chất dịch, đặc biệt là máu.

Độ pH trong máu người hơi có tính kiềm (7,35 – 7,45). Dưới hoặc trên phạm vi này đều cảnh báo dấu hiệu của bệnh tật. Độ pH dưới 7,0 là có tính acid, trên 7,0 là có tính kiềm.

Độ pH có tính acid xảy ra khi chế độ ăn uống có tính acid, căng thẳng, hoặc phản ứng miễn dịch kém. Cơ thể sẽ cố gắng bù đắp lại bằng cách sử dụng khoáng chất kiềm. Nếu chế độ ăn uống không chứa đủ các khoáng chất để bù lại, sự tích tụ của các acid trong các tế bào sẽ xảy ra.

Hậu quả là: Giảm khả năng hấp thụ các khoáng chất và chất dinh dưỡng; Giảm sản xuất năng lượng trong tế bào làm giảm khả năng sửa chữa các tế bào bị hư hỏng; Giảm khả năng giải độc kim loại nặng; Các khối u bắt đầu phát triển mạnh; Cơ thể dễ bị mệt mỏi và bệnh tật. Khi độ pH trong máu giảm xuống 6,9, cơ thể sẽ rơi vào hôn mê và tử vong.Một cơ thể có tính acid là một cơ thể bệnh tật!

Lý do độ pH trong cơ thể có tính acid (nhiễm toan) chủ yếu do chế độ ăn uống, đặc biệt ăn quá nhiều các thực phẩm có tính acid như thịt, trứng, sữa, quá ít các thực phẩm có tính kiềm như rau và hoa quả tươi. Ngoài ra, ưa thích các thực phẩm chứa đường, chất tạo ngọt hóa học hay cà phê, nước giải khát – thực phẩm có tính acid – cũng làm tăng tính acid trong cơ thể.

Công thức sử dụng thực phẩm để duy trì và khôi phục sức khỏe là:

– Để duy trì sức khỏe, chế độ ăn uống nên bao gồm 60% thực phẩm có tính kiềm và 40% thực phẩm có tính acid.

– Để khôi phục lại sức khỏe, chế độ ăn uống nên bao gồm 80% thực phẩm có tính kiềm và 20% thực phẩm có tính acid.

Biểu đồ các thực phẩm có tính acid và tính kiềm dành cho những người đang cố gắng “điều chỉnh” độ pH của cơ thể.

Các loại thực phẩm có tính kiềm bao gồm:Hầu hết các loại trái cây, rau xanh, đậu Hà Lan, đậu lăng, các loại gia vị, thảo mộc, các loại hạt, hạt giống…

Các loại thực phẩm có tính acid bao gồm:Thịt, cá, gia cầm, trứng, thức ăn nhanh, nước giải khát…

An An H+ (Theo rense.com)

Nguồn: Health+

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago