Categories: Sức khoẻ

Thời tiết nóng lạnh thay đổi xoành xoạch, cha mẹ chớ làm điều này khiến bệnh hô hấp của con trở nặng

Theo khuyến cáo của bác sĩ Quý, trẻ bị viêm đường hô hấp không phải cần điều trị bằng kháng sinh. Thay vì việc tự ý kê đơn cho con hãy đưa trẻ tới bác sĩ khám.

Tự ý kê đơn cho con khiến bệnh thêm nặng

Có con đang điều trị tại khoa Nhi – bệnh viện Bạch Mai, chị Đỗ Thị Tuyết (Hà Nam) cho biết, thời tiết nóng lạnh thất thường, con chị lúc đầu chỉ bị sổ mũi sau đó ho. Chị Tuyết có ra hiệu thuốc mua thuốc ho và kháng sinh về điều trị cho con. Uống hết 5 ngày thuốc nhưng bé Lâm vẫn ho và sốt, ăn nôn trớ. Thấy con thở gấp, gia đình vội vàng đưa cháu đi khám, bác sĩ kết luận bé Lâm bị viêm tiểu phế quản.

Theo bác bác sĩ Trương Văn Quý, Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) mỗi ngày, Khoa Nhi tiếp nhận khám khoảng 400-500 trẻ, trong đó ¼ là các bệnh liên quan đến hô hấp, viêm phổi. Rất nhiều trường hợp bệnh nhi cha mẹ tự ý điều trị tại nhà khiến cho bệnh nặng dẫn tới suy hô hấp mới nhập viện. Thậm chí có trường hợp trẻ bị viêm phổi nặng phải chỉ định thở máy. Những trẻ này nếu tới viện muộn nguy cơ tử vong rất cao.

Số ca bệnh lý đường hô hấp gia tăng gấp 1,5 lần so với ngày thường tại khoa Nhi – BV Bạch Mai.

Thời tiết giao mùa nóng rồi đột ngột lạnhkhiến trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng tới đường hô hấp. Trong đó, bệnh viêm phổi dễ gặp ở trẻ nhỏ là nguyên nhân nhập viện hàng đầu.

Nhiều cha mẹ khithấy con ốm sốt đã vội vàng đi mua thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của bác sĩ Quý, trẻ bị viêm đường hô hấp không phải cầnđiều trị bằng kháng sinh. Thay vì việc tự ý kê đơn cho con hãy đưa trẻ tới bác sĩ khám.

Nguy cơ tử vong cao do liên quan tới bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sinh non, thiếu cân, trẻ không được bú sữa mẹ, trẻ suy giảm hệ miến dịch hay có những dị dạng bộ máy hô hấp…

Trẻ thở nhanh bỏ bú hãy cẩn trọng

Bác sĩ Quý cho hay: “Biểu hiện khi trẻ bị viêm phổi thường rất đa dạng và tùy thuộc vào mức độ. Triệu chứng phổ biến sẽ là ho, mệt, bú kém, chảy dịch tiết mũi, khò khè, khó thở, thở nhanh… Trẻ có những biểu hiện trên cần phải đưa đi khám ngay lập tức”.

Trong trường hợp đã đi khám bác sĩ kê đơn và cho điều trị ngoại trú, cha mẹ chăm sóc trẻ cần chú ý tới những biểu hiện bệnh nặng hơn như: sốt cao và kéo dài, mệt ngủ li bì, ăn kém… Để kiếm tra sức khỏe cho con, cha mẹ vén áo quan sát lồng ngực để đếm nhịp thở (Nhịp thở 60 lần/phút ở trẻ < 2 tháng; > 50 lần/phút ở trẻ từ 2 đến 12 tháng tuổi; >40 lần/phút ở trẻ 1 – 5 tuổi).

Bác sĩ Quý khuyến cáo, để phòng bệnh cho trẻ nhỏ, ngay từ lúc mang thai mẹ cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong quá trình mang thai cần phải tránh xa rươu, bia, thuốc lá, khói, cần phải vệ sinh nhà sạch sẽ để tránh nhiễm bụi từ trong nhà.

Khi chăm sóc tre cần phải tiêm chủng đầy đủ cho trẻ. Đặc biệt nên cho con bú mẹ để tăng cường sức đề kháng, hạn chế bệnh trong thời tiết giao mùa. Trẻ có các dấu hiệu bỏ bú, ăn kém, sốt cao, thở nhanh nên đưa trẻ đi khám sớm.

Ngọc Minh

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

13 hours ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

4 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

4 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

6 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

7 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago