Theo Telegraph, công trình trên được đăng tải trên tờ Journal of Neuroscience, xoay quanh hai loại tế bào thần kinh là tế bào sao và tế bào vi đệm thần kinh.
Tế bào sao loại bỏ các khớp thần kinh (synapses) hỏng hóc, không cần thiết còn tế bào vi đệm thần kinh thực hiện nhiệm vụ này đối với các tế bào hư tổn. Cả tế bào sao lẫn tế bào vi đệm thần kinh đều hoạt động trong giấc ngủ, đóng vai trò then chốt trong việc sửa chữa não lúc cuối ngày.
Ảnh: Istock.
Ở chuột thiếu ngủ, các nhà khoa học phát hiện tế bào sao tăng gấp đôi hoạt động. “Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến các phần của khớp thần kinh bị tế bào sao ăn mất, theo đúng nghĩa đen”, nhà nghiên cứu Michele Bellesi thuộc nhóm tác giả cho biết.
Hiện tượng này chưa hẳn mang ý nghĩa tiêu cực bởi chủ yếu các tế bào sao vẫn chỉ tác động lên các khớp thần kinh hay sử dụng nhất. “Chúng giống như món đồ cũ cần được chú ý và làm sạch nhiều hơn”, Bellesi giải thích. Tuy nhiên, nó có thể thúc đẩy hoạt động của tế bào vi đệm thần kinh vốn bị cho là liên quan đến bệnh Alzheimer.
Hiện các nhà khoa học chưa thể kết luận não người thiếu ngủ cũng rơi vào tình trạng tương tự não chuột thiếu ngủ hay chỉ cần nghỉ ngơi tốt là có thể đảo ngược hệ quả. Trong thời gian tới, nhóm tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu để đưa ra kết luận.
Minh Nguyên
Nguồn: VnExpress
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…