So sánh giữa việc ngủ 6 tiếng và ngủ 8 tiếng một ngày, bạn sẽ thấy vì sao nhất định mình phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
Một cuộc thí nghiệm về thời gian ngủ mỗi ngày đã lý giải vì sao chúng ta nên ngủ đủ 8 tiếng một ngày thay vì chỉ ngủ 6 tiếng.
Sarah Chalmers, một người phụ nữ Anh 47 tuổi đã tiến hành thí nghiệm chỉ ngủ 6 tiếng một ngày.
Sau đó cô thực hiện ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm. Khi so sánh 2 hình ảnh cùng của người phụ nữ này sau thời gian ngủ 8 tiếng và khi ngủ 6 tiếng ta có thể thấy sự khác biệt rõ rệt.
Sarah khi ngủ 6 tiếng mỗi ngày, sau vài ngày.
Sarah khi ngủ 8 tiếng/ngày.
Khuôn mặt chỉ sau vài ngày ngủ 8 tiếng phấn chấn, tươi tắn hơn hẳn. Làn da cũng được cải thiện.
Trong khi đó, nếu chỉ ngủ 6 tiếng, đôi mắt trở nên mệt mỏi, làn da sạm và mái tóc khô, đổi màu xấu hơn.
Một thử nghiệm khác đã được thực hiện bởi một trang web nước ngoài. 4 người tham gia thông qua cách trang điểm đã cho thấy sự khác biệt nếu thiếu ngủ lâu dài.
Đây là hình ảnh của những người hàng ngày chỉ ngủ 4-5 tiếng.
Kết quả đã hoàn toàn gây sốc. Làn da của những người náy sẽ không còn độ đàn hồi và bắt đầu tạo nếp nhăn.
Nếp nhăn miệng tăng lên đáng kể, mắt trũng sâu. Mắt trở nên đờ đẫn, quầng đen và bọng mắt to hơn.
Đầu tiên là một người phụ nữ đã lập gia đình, thời gian ngủ 4 giờ một ngày.
Khi cô thiếu ngủ dài hạn, biểu hiện rất đáng ngại.
Tiếp theo là một thanh niên, mỗi ngày ngủ khoảng 5 giờ.
Nếu thiếu ngủ, đôi mắt sẽ trở nên đờ đẫn, lòng đen như ít đi và lòng trắng nhiều hơn, mái tóc trở nên xơ rối và có xu hướng bạc.
Thứ ba là một nam trung niên, thời gian ngủ 4 giờ mỗi ngày.
Khuôn mặt thiếu ngủ lâu dài, tình trạng xảy ra tương tự với đôi mắt nam thanh niên, lòng trắng như nhiều hơn và mắt xuất hiện nếp nhăn, quầng thâm.
Các nếp nhăn hai bên mép cũng trở nên rõ rệt.
Thứ 4 là một phụ nữ trẻ, ngủ khoảng 4 giờ mỗi ngày.
Sau khi thiếu ngủ, đôi mắt cô ấy trở nên đầy quầng thâm, mặt phù và trông cứng nhắc vô cảm.
Đây là những hình ảnh chứng minh cho bạn thấy thấy việc ngủ ít hơn 8 giờ một ngày có thể gây hại thế nào. Cụ thể, chúng không chỉ tác hại đến nhan sắc mà toàn bộ mọi cơ quan trên cơ thể.
Cùng với việc ngủ ít, thức khuya cũng là yếu tố gây hại, thậm chí có thể dẫn đến chết người
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đi ngủ sớm hay mất ngủ, có thể tham khảo các cách sau:
TÁC HẠI CỦA THIẾU NGỦ.
1. Tăng cân: cơ thể bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, các cơ quan không đảm trách chức năng vốn có, lượng calo không thể tiêu hao, tăng mỡ tích tụ.
2. Giảm trí nhớ: thiếu ngủ làm suy giảm hoạt động não, làm giảm trí nhớ, mất tập trung, giảm hiệu quả lao động và tính tích cực trong cuộc sống.
3. Ảnh hưởng đến da: thiếu ngủ làm cơ thể không sản sinh hormone tăng trưởng mà tạo ra cortisol, hormone căng thẳng, phá vỡ nhiều collagen trong cơ thể.
Hormon này tăng tình trạng viêm do mụn và da hình thành nếp nhăn sớm. Thiếu ngủ giảm chức năng bảo vệ da, khô da, tăng độ nhạy cảm của da. Lớp biểu bì da cũng giảm khả năng tự bảo vệ.
4. Rối loạn tâm lý: thiếu ngủ dễ gây phản ứng tiêu cực, thường dẫn đến tình trạng rối loạn, âu lo, cáu gắt, mệt mỏi và nảy sinh nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần.
5. Bệnh tim mạch: khi thiếu ngủ, hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực thêm cho trái tim.
Ngủ ít, cơ thể cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ đường huyết bình thường, do đó có tác động xấu tới mạch máu và tim.
6. Bệnh tiểu đường: thiếu ngủ là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường do gây mất cân bằng glucose.
Thiếu ngủ sẽ dẫn đến viêm cứng lòng mạch máu vì gia tăng hormon gây stress, đường huyết, huyết áp và béo phì, các nguy cơ dẫn tới bệnh tiểu đường.
Sự ra đời của cô bé đã cứu sống người mẹ của mình!
Theo giadinhmoi
Nguồn: ĐKN
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…