Đô thị hóa đã làm cho Huaxi ở tỉnh Giang Tô, cách Thượng Hải 130km trở thành ngôi làng giàu nhất Trung Quốc. Nhà nào cũng có biệt thự và ô tô. Thu nhập đầu người bình quân là 15.000USD/năm. Cuộc sống khá giả như vậy không cần phải làm nông nữa nhưng hội đồng làng đã đưa ra quyết định khá lạ lùng là giao 16ha đất nông nghiệp cho 7 người trẻ để trồng lúa chất lượng cao.
Mỗi người dân sống trong làng Huaxi đều được phát những căn biệt thự xây dựng theo phong cách châu Âu.
Khoảng 1/3 thu nhập của dân làng Huaxi đến từ các ngành công nghiệp sắt và thép. Huaxi nhập khẩu nguyên liệu từ Ấn Độ và Brazil và sau đó xuất khẩu sản phẩm tới hơn 40 quốc gia. Ngoài ra, ngôi làng giàu có này còn sở hữu 80 nhà máy dệt may và đã mở rộng thêm quy mô sang các làng lân cận. Tuy nhiên, dân làng ở đây không hài lòng với sự giàu có có được do phát triển công nghiệp, thậm chí cảm thấy xấu hổ vì nông nghiệp gần như đã không còn hiện diện ở đây. Không ai muốn ăn các sản phẩm từ 80ha đất nông nghiệp còn lại của làng vì nó không ngon.
Mỗi người dân làng có ít nhất 250.000 USD trong ngân hàng.
Năm 2016, theo thống nhất của 2.600 người dân trong làng, họ đã quyết định giao 16ha đất nông nghiệp cho 7 người trẻ có tuổi đời từ 30 trở lên để trồng lúa chất lượng cao. Ông Wu Xien – Trưởng ban quản lý của ngôi làng Huaxi cho hay: Huaxi đi lên từ một ngôi làng thuần nông. Chúng tôi không thể từ bỏ gốc gác nông nghiệp của mình. Công nghiệp và đô thị hóa được xem là một bước nhảy để ngôi làng phát triển nhưng tôi và nhiều người trong làng lo lắng rằng không có các hoạt động nông nghiệp, ngôi làng sẽ mất bản chất.
Ban quản lý làng đã chi hơn 7,3 triệu USD để thực hiện chương trình trồng lúa. 7 người trẻ này được gửi dến Nông trại Asahi Noyu ở Nhật để nghiên cứu làm thế nào trồng ra loại gạo chất lượng cao.
7 thanh niên trong làng sang Nhật để học cách trồng lúa của người Nhật.
Sau khi trở về từ Nhật Bản, tháng 5.2016, 7 nông dân trẻ bắt đầu san đất, chọn giống và trồng lúa. Mei Zenghua là một trong 7 “trí thức trẻ thông minh”, hằng ngày anh vẫn lái chiếc Audi mới cáu để ra thăm đồng. “Sau khi đi qua Nhật Bản, chúng tôi thấy rằng chẳng có bí mật nào trong canh tác lúa gạo của người Nhật cả, chỉ có một tinh thần theo đuổi sự hoàn hảo trong từng bước canh tác mới giúp cho gạo của họ đạt chất lượng tốt nhất thế giới” – Mei cho hay.
Tất cả quy trình đều được đảm bảo chặt chẽ.
Trong quá trình canh tác, họ đã áp dụng nghiêm ngặt từng quá trình. Để đảm nguồn nước sạch, họ đào một bể chứa nhỏ, xử lý qua ba quy trình lọc trước khi cấp cho ruộng lúa.
Năm ngoái, sau một năm trồng thử nghiệm, dân làng đã thu được 60 tấn gạo, sản lượng chỉ bằng một nửa so với cách trồng lúa bình thường của Trung Quốc. Nhưng gạo đã giành giải vàng tại cuộc kiểm tra gạo tỉnh Giang Tô và nhanh chóng được bán hết.
Năng suất không cao nhưng chất lượng gạo được đánh giá tốt.
Ông Wu cho hay: Chúng tôi trồng lúa không phải để muốn kiếm nhiều tiền mà chỉ muốn khám phá một hệ thống sản xuất nông nghiệp hiện đại để trồng lúa chất lượng cao.
Video: Câu Chuyện Về Nông Nghiệp Sạch Thật đáng để Suy Ngẫm
Theo danviet
Nguồn: ĐKN
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…