Categories: Dinh dưỡng

Thanh niên 25 tuổi phát hiện ung thư tinh hoàn khi đi khám ho

Phòng khám Y học gia đình Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết thường xuyên tiếp nhận người bệnh bị ung thư tinh hoàn giai đoạn trễ, đã di căn.

Mới đây anh Huỳnh (25 tuổi, ở TP.HCM) đi kiểm tra sức khỏe vì ho. Nhưng các kết quả xét nghiệm cho thấy thanh niên này nhiều nốt trên phổi – hình ảnh điển hình của ung thư từ một cơ quan khác di căn đến phổi.

Theo ThS BS. Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, khi có dấu hiệu như vậy, bác sĩ cần phải tìm kiếm bộ phận nào trong cơ thể bị ung thư dẫn đến di căn đến phổi.

Các bộ phận bị ung thư di căn đến phổi thường hay gặp là vú (ở phụ nữ), tinh hoàn (ở nam giới), đại tràng, thận, vòm hầu, xương, tuyến giáp…

Anh Huỳnh cho biết trước đó vài tháng có bị sưng tinh hoàn phải, sau đó tự hết. Khi khám tinh hoàn phải, bác sĩ Vinh phát hiện khối u cứng, không đau. Vì không đau, người bệnh không đi khám nên ung thư tinh hoàn di căn lên phổi.

Ung thư tinh hoàn là một trong những ung thư hay gặp nhất ở nam giới từ 15-35 tuổi. Ảnh: N.P.

Theo TS BS. Nguyễn Hoàng Đức, Trưởng khoa Tiết niệu, ung thư tinh hoàn là một trong những ung thư hay gặp nhất ở nam giới từ 15-35 tuổi, chiếm khoảng 1% tổng các loại ung thư ở nam giới mọi lứa tuổi.

Đây là một trong những loại ung thư có thể chữa khỏi. Năm 2017, ở Mỹ chỉ có 400 người chết vì căn bệnh này, một con số rất nhỏ so với các ung thư khác, và tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư tinh hoàn là 95% (nghĩa là nếu có 100 người bị ung thư tinh hoàn thì khi được điều trị sẽ có 95 người còn sống sau 5 năm).

Nếu so với một số bệnh ung thư khác như ung thư phổi tỷ lệ sống sau 5 năm là 1-49%  hay ung thư dạ dày là 4-71% tuỳ theo giai đoạn, mới thấy ung thư tinh hoàn tương đối nhẹ hơn nhiều.

Yếu tố nguy cơ của bệnh là tinh hoàn lạc chỗ nằm trong ổ bụng, khó chịu vùng bìu, đau vùng bụng dưới, lưng, bẹn. Nếu phát hiện trễ, ung thư đã di căn đến nơi khác. Khi có biểu hiện như ho, khó thở thì bệnh đã di căn đến phổi; đau bụng, nôn ói khi di căn đến dạ dày; đau nhức xương nếu di căn đến xương; yếu liệt, nhức đầu hay hôn mê nếu di căn lên não…

Nếu phát hiện trễ, tế bào ung thư sẽ di căn đến nhiều cơ quan khác khiến việc điều trị khó khăn. Tuy nhiên ung thư tinh hoàn di căn xa vẫn còn khả năng chữa khỏi cao hơn rất nhiều so với các loại ung thư khác khi đã di căn.

Bác sĩ Đức khuyên người dân nên đi khám định kỳ mỗi 1- 2 năm một lần để phát hiện bệnh sớm.

Khánh Trung
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago